- Thay vì duy trì thời gian trong một năm học kéo dài 9 tháng,ậtgiáodụcTPHCMkiếnnghịnhàgiáocóchếđộđãingộđặcbiệtnhưquânđộicôkết quả cúp quốc gia bỉ TP.HCM vừa kiến nghị Luật Giáo dục nên định hướng mở trong biên chế năm học, có cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt. Xem nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ như quân đội, công an,…
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục. Trong báo cáo này thành phố đã đưa ra nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.
Linh hoạt thời gian trong năm
Hiện nay, TP.HCM hiện có 2.144 trường học với 42.671 phòng học, 76.277 giáo viên, hơn 1,6 triệu học sinh từ bậc mầm non đến THPT. Những năm học gần đây, bình quân số học sinh năm học sau tăng gần 60.000 so với năm học trước.
Thành phố cho rằng trong quá trình thực thi Luật Giáo dục còn một số khó khăn, một số Luật ra đời sau và có liên quan (Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục Đại học) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật không có sự đồng bộ, nhất quán, làm mất tính liên thông, một số mô hình thí điểm của thành phố chưa được chưa được quy định trong Luật Giáo dục.
TP.HCM kiến nghị nên linh hoạt thời gian học (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)
Vì vây thành phố đã đưa ra nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục như cần có sự linh hoạt trong một số quy định. Cụ thể cần định hướng mở trong biên chế năm học thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay có thể rút ngắn lại; Cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt, học sinh có thể học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương; Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương; Xây dựng hệ thống các trường chuyên về thẩm mỹ, nhạc, họa,… giúp đào tạo chuyên sâu từ nhỏ cho những học sinh sớm bộc lộ năng khiếu; Đồng thời nên nghiên cứu thêm các quy định để học sinh nước ngoài có thể học tập chương trình phổ thông của Việt Nam tại các trường công lập.
UBND TP.HCM kiến nghị điều chỉnh độ tuổi giáo dục mầm non tại điều 21 luật Giáo dục thành “từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi” để phù hợp với luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, điều chỉnh điều 25 về cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể: “Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi; trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi; trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi”.
Nhà giáo có chế độ đãi ngộ đặc biệt như quân đội, công an
TP.HCM cho rằng Luật Giáo dục hiện tai định nghĩa “Nhà giáo” không bao gồm các cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, gây khó khăn khi điều chuyển, bổ nhiệm các nhà giáo giỏi về công tác tại các đơn vị quản lý giáo dục (Sở và các Phòng).
Vì vậy TP.HCM kiến nghị, Luật Giáo dục nên bổ sung về định nghĩa nhà giáo. Cụ thể: Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác hoặc đã có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
(Ảnh: Lê Huyền)
Đồng thời, phải xem đội ngũ nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ đặc biệt như quân đội, công an…để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm.
Cho phép các địa phương có quy mô lớn bổ sung hệ thống trường bồi dưỡng giáo dục làm công tác bồi dưỡng định kỳ 5 năm, phục vụ việc sàng lọc, nâng cao trình độ giáo viên và thích ứng với sự thay đổi. Cần nâng chuẩn theo quy định của giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học tối thiểu có bằng tốt nghiệp Cao đẳng.
Đề nghị sửa hàng loạt Thông tư
Cho rằng Thông tư Liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Liên Bộ GD-ĐT và Bộ Nội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở GD-ĐT đã gây khó khăn cho việc quản lý của TP.HCM. Cụ thể là hạn chế số lượng phòng, ban thuộc cơ quan Sở và số lượng Phó Giám đốc phụ trách. Trong khi đó đặc thù TP.HCM có mật độ dân đông, đa dạng hình thức giáo dục, đặc biệt tập trung đông các đơn vị giáo dục quốc tế, các đơn vị có yếu tố nước ngoài thì cần nhiều hơn số lượng phòng, ban và số Phó Giám đốc để quản lý. Do vậy cần bổ sung cơ chế đặc thù cho TP.HCM.
Sửa đổi các Thông tư liên tịch số 20, 21 và 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học công lập và giáo viên trung học cơ sở công lập chưa hợp lý. Hiện nay lương khởi điểm của giáo viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học đều như nhau và có hệ số 1,86.
Ngoài ra, thành phố cũng đề nghị sửa đổi Thông tư số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV về hướng dẫn việc sáp nhập 3 trung tâm,trong đó, giao quyền quản lý về cho thành phố.
(Ảnh: Lê Huyền)
Điều chỉnh Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Sửa đổi Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT của Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và các thông số trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng trường học cho phù hợp thực tế.
Đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng ban hành chức danh, mã ngạch giáo viên tư vấn tâm lý, giám thị trong các cơ sở giáo dục vì thực tiễn đã chứng minh hoạt động của những lực lượng này trong nhà trường là rất cần thiết.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý về dạy nghề, đại học, cao đẳng để thuận lợi cho công tác quản lý (hiện nay các văn bản pháp lý nhiều, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý)
Đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, cần quy định rõ hơn những nơi có thể áp dụng diện tích sàn xây dựng thay thế diện tích đất (đối với nơi có khó khăn về đất đai) vùng nội thành, vùng ngoại thành; Hướng dẫn thêm thủ tục để trình “nội dung số diện tích thay thế này phải thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt”, có thể ban hành khung theo vùng, địa bàn được áp dụng nhằm hạn chế các thủ tục hành chính, và thu hút đầu tư xã hội hóa cho lĩnh vực giáo dục; Giới hạn về số tầng đối với các công trình trường học, diện tích đất/học sinh nên có cơ chế mở với Thành phố (không giống như các tỉnh) do có khó khăn về đất, mật độ xây dựng.
Đối với công tác quản lý nhà nước đối với các trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến nghị:
Quy định cụ thể lại các điều kiện, thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với các hình thức như: góp vốn một phần với nhà đầu tư trong nước, góp vốn với nhà đầu tư trong nước đã có sẵn dự án mà không cần xin thủ tục giấy chứng nhận đầu tư, có thêm các chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài.
Chỉnh sửa tỷ lệ tiếp nhận học sinh Việt Nam trong các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 73/2012/ NĐ-CP để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của các cơ sở...
Lê Huyền
"Luật Giáo dục mới cần tạo ra cơ chế để nâng cao năng lực, đời sống người thầy"
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng "chúng ta phải tổ chức lại giáo dục và yếu tố lương bổng chỉ thể hiện quan trọng đối với vị thế của xã hội cho ngành".