Cô gái cho biết 6 tháng gần đây thường xuyên hít bóng cười. Trung bình 1 tháng,ítbóngcườicôgáituổikhôngđilạiđượltdbd hom nay bệnh nhân hít bóng cười 4-5 lần.
Bác sĩ Nguyễn Duy Mạnh, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thông tin, ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm máu cơ bản, định lượng vitamin B12 và làm điện cơ.
Bệnh nhân đã hồi phục sau điều trị
Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy nồng độ vitamin B12 giảm, điện cơ phát hiện tổn thương mất Myelin và tổn thương sợi trục chi dưới, hồng cầu giảm. Người bệnh được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh sau sử dụng bóng cười.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân rất may mắn khi các tổn thương do bóng cười gây ra chưa ở mức nghiêm trọng và có thể hồi phục.
Sau thời gian điều trị, các triệu chứng của người bệnh đã cải thiện, đỡ tê bì hai chân và tự đứng lên được.
Trường hợp trên chỉ là một trong rất nhiều ca bệnh Khoa Thần kinh điều trị thời gian gần đây do hít bóng cười.
Bác sĩ Mạnh cho hay, dinito monoxid (N20) hay còn gọi là khí cười, được bơm vào những quả bóng bay mà giới trẻ gọi với cái tên bóng cười. Khí cười thường được sử dụng trong y học như một loại thuốc gây mê, an thần, giảm đau, tuy nhiên liều lượng và cách thức sử dụng phải theo chỉ định.
Người sử dụng bóng cười ban đầu cảm thấy hưng phấn, lâng lâng, cười sảng khoái, tuy nhiên sau đó sẽ nhanh chóng bị ức chế thần kinh.
“Điều đáng sợ là bóng cười cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tương tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện.
Nếu sử dụng thường xuyên, bóng cười có thể gây những rối loạn như tổn thương thần kinh ngoại biên, cảm giác châm chích ở đầu các chi, đi lại loạng choạng, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chu trình chuyển hoá vitamin B12, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, suy tủy, giảm khả năng sinh sản…
Dùng bóng cười quá liều có thể dẫn tới ngạt thở, tê liệt tay chân, trầm cảm, thậm chí có nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Mạnh giải thích.
Đa số các ca nhập viện do bóng cười là giới trẻ ở độ tuổi hai mươi. Người bệnh vào viện thường theo hai dạng: ngộ độc cấp tính do dùng quá liều hoặc dùng nhiều lần gây tổn thương thần kinh não, tủy sống, trầm cảm, tê yếu cơ, thiếu máu…
Bác sĩ Mạnh khuyến cáo, bóng cười là chất gây nghiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng. Đặc biệt, thú vui này có thể khiến người bệnh mất khả năng lao động và học tập, là tiền đề cho việc sử dụng ma túy trong mỗi cuộc vui.
Bởi vậy, người dân, đặc biệt là người trẻ tuổi không nên sử dụng bóng cười. Cha mẹ cần tăng cường quản lý, giáo dục con tránh xa chất gây nghiện này. Giới trẻ nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tác hại của bóng cười để nâng cao ý thức phòng ngừa, tránh bị lôi kéo.
Nguyễn Liên
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Mẹ chồng nàng dâu tập 354: Gặp mẹ chồng tâm lý, con dâu quyết không ra ở riêng
Việt Nam bán tín chỉ carbon rừng: Có tổ chức trả tối thiểu 10 USD/tấn CO2
Nâng cao năng lực của doanh nghiệp về quy định giảm phát thải carbon
Phát triển theo hướng ESG, khu công nghiệp An Phát 1 ‘đón sóng’ FDI
Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
'Mỗi hành động của chúng ta hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của thế hệ tương lai'
Thống kê XSMT 28/11/2022 dự đoán chốt bạch thủ thứ 2
Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Monterrey, 1h00 ngày 2/12: Khó cho chủ nhà
VNPT, Viettel, MobiFone, EVN Hà Nội, FPT sắp hạ ngầm cáp thêm 60 tuyến phố Thủ đô
Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Cagliari, 18h30 ngày 8/12: Tin vào The Viola