Từ sáng sớm 3/8,àngtrămngườidânvùngcaoởYênBáiđượckhámsiêuâmmiễnphíbệnhlýket qua bong da tho nhi ky ông Phạm Văn Tâm, 69 tuổi, ở thôn Tranh, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Nghĩa Lộ, để được các thầy thuốc từ Nhật Bản siêu âm, tư vấn các bệnh lý về gan.
Sau khi được siêu âm kỹ lưỡng, ông Tâm được bác sĩ khuyên nên đi làm xét nghiệm viêm gan B và C, khám chuyên sâu về gan và thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
"Trước đây tôi từng xét nghiệm máu, cũng nghe nói là 'men gan cao', nhưng nay có thêm lời khuyên của các bác sĩ, tôi sẽ sắp xếp đi khám chuyên sâu hơn ngay", ông Tâm nói. Bác sĩ cũng khuyên ông đi khám sức khỏe đều đặn.
Ông là một trong khoảng 300 người dân thị xã Nghĩa Lộ được các thầy thuốc Nhật Bản khám, siêu âm, chẩn đoán các bệnh lý gan miễn phí trong hai ngày 3-4/8. Chương trình nằm trong dự án Bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân Việt Nam do ông Sugi Ryotaro, cố vấn đặc biệt về hành chính y tế của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tổ chức. Tham gia đoàn khám tình nguyện lần này là các bác sĩ, y tá đến từ Trường Đại học Saga Nhật Bản.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm virus viêm gan gây nên. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan, trong đó khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tại Yên Bái, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe đến người dân; nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế; tăng cường các hoạt động dự phòng, giảm lây nhiễm virus viêm gan; huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình.
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Trọng Toản, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, cho biết đây là bệnh viện hạng 2 tuyến tỉnh, phụ trách toàn bộ khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái, gồm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (nơi có gần 50% là hộ nghèo), Mường Chà.
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã khám viêm gan virus cho trên 400 lượt người; có 112 lượt bệnh nhân viêm gan virus B và C điều trị nội trú.
Theo vị bác sĩ, không ít người dân đồng bào dân tộc, miền núi vẫn giữ tập quán uống nhiều rượu; trong khi hiểu biết bệnh lý về gan, đường lây nhiễm của viêm gan B, C còn hạn chế. Cùng đó, ý thức chủ động thăm khám sức khỏe nói chung và các bệnh lý về gan chưa cao, chỉ đợi đến khi cơ thể "phát tín hiệu" báo động, người dân mới đi khám...
"Chúng tôi rất mong có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này để bà con tại địa phương được chăm sóc bởi y tế chất lượng cao", bác sĩ Toản chia sẻ. Thông qua chương trình, cán bộ y tế tại thị xã Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái cũng được cập nhật, chia sẻ, học hỏi trau dồi kinh nghiệm trong chuyên môn, giao tiếp ứng xử với người dân, bệnh nhân.
Bà Đặng Thị Hiền, đại diện cho ông Sugy Ryotaro tại Việt Nam, cho biết ông đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp phòng, chống và điều trị bệnh viêm gan, ung thư, bệnh truyền nhiễm tại Nhật Bản. Các bác sĩ cũng tư vấn người dân cần thay đổi lối sống tích cực, thường xuyên tập thể dục, tăng cường ăn rau xanh, hạn chế sử dụng bia, rượu, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, để bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Nhiều người được chẩn đoán bệnh lý gan nhiễm mỡ, chớm xơ gan trong buổi khám cho biết họ sẽ tập thực hành ngay theo lời khuyên của bác sĩ.
Bác sĩ Eguchi Yuichiro, hiện đang công tác tại một bệnh viện chuyên khoa gan tại tỉnh Saga Nhật Bản, thành viên nhóm thiện nguyện, cho hay qua buổi khám sơ bộ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ khá cao, phần lớn bệnh nhân chưa được xét nghiệm viêm gan virus B và C.
Vị bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động xét nghiệm viêm gan B, C, thay đổi lối sống tích cực như tăng cường vận động, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt...