Người Việt cuồng đồ Apple, nhưng Apple chẳng quan tâm gì đến Việt Nam_lượt về cúp c1

[Cúp C2] 时间:2025-01-25 20:50:49 来源:Xổ số 88 作者:Thể thao 点击:86次

Người Việt Nam thật sự cuồng đồ Apple. Đi đâu trên đất nước,ườiViệtcuồngđồApplenhưngApplechẳngquantâmgìđếnViệlượt về cúp c1 dù ở thành thị hay thôn quê, hàng trà đá ven đường hay quán cafe hạng sang, người ta cũng có thể thấy bóng dáng của các sản phẩm của hãng này, đặc biệt là iPhone. Mỗi khi có một sản phẩm mới của Apple được ra mắt, cộng đồng người dùng tại Việt Nam lại được một phen sôi sục. Nhiều người sẵn sàng trả một cái giá cao cho các sản phẩm của hãng này khi chúng mới về Việt Nam.

Người Việt xếp hàng mua iPhone tại Singapore

Người Việt Nam cuồng đồ Apple là vậy, nhưng về phía Apple thì hãng này chẳng có vẻ gì là quan tâm đến chúng ta. Tại sao lại nói vậy? Cùng chúng tôi đến với một số lý do sau đây để hiểu tại sao:

Các sản phẩm Apple chính hãng luôn về Việt Nam muộn hơn các quốc gia khác

Dễ thấy lý do mà thương lái Việt hàng năm luôn phải chầu chực ở Singapore để xách iPhone về buôn chính là vì Apple luôn bán sản phẩm mới ở Việt Nam muộn hơn so với các quốc gia khác. Ví dụ trong trường hợp của iPhone XS dự kiến phải đầu tháng 11 mới bán chính hãng, chậm hơn 1.5 tháng.

Người Việt sang Singapore xếp hàng mua iPhone cũng chỉ vì Apple phân phối tại VN quá muộn

Khi mà cái sự "cuồng" của người Việt với sản phẩm Apple là quá lớn, khoảng thời gian chờ đợi 1.5 tháng đó dường như là quá lâu, đặc biệt là khi so sánh với đối thủ Samsung. Sản phẩm Apple có giá cao và dành cho những người có điều kiện về kinh tế, và đối với những người như vậy thì cái họ mong muốn nhất là được sở hữu chúng càng sớm càng tốt.

Các sản phẩm cao cấp gần đây của Samsung như Galaxy S9 hay Galaxy Note9 đều được bán ra tại Việt Nam cùng ngày với thế giới. Nếu Samsung làm được, thì tại sao Apple lại không thể làm được cơ chứ?

Giá cao, không phù hợp với mức thu nhập người Việt

Không những phải chờ đợi lâu, chính sách giá của các sản phẩm Apple cũng không thật sự hợp lý với tình hình kinh tế của nước ta. Cùng lấy ví dụ là giá của iPhone X 64GB: tại Singapore, chiếc máy này có giá 1649 SGD (tương đương 28.2 triệu đồng), còn tại Hong Kong là 8588 HKD (tương đương 25.6 triệu đồng). Trong khi đó tại Việt Nam, mặc dù có mức sống thấp hơn, nhưng giá chính hãng lại lên đến 29.9 triệu đồng. 

iPhone X được bán tại VN với giá 29.9 triệu, đắt hơn cả một số nước có thu nhập cao hơn

Đương nhiên, người dùng có thể lựa chọn mua hàng xách tay với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh như vậy thì thật sự không công bằng cho người Việt Nam. Tại sao người dùng ở các nước khác có thể mua được máy trực tiếp từ Apple với giá tốt, còn người dùng Việt lại phải chọn hàng xách tay với rủi ro cao hơn? Đây là câu hỏi cần được nhấn mạnh, đặc biệt khi mà các đối thủ khác của Apple hoàn toàn có thể đưa máy về Việt Nam với mức giá rất phải chăng.

Không hề có các chiến dịch quảng cáo

Tại Việt Nam, trong khi các thương hiệu như Samsung, Oppo, Huawei và rất nhiều hãng khác luôn phải tập trung quảng cáo để có thể mong sản phẩm của mình được biết đến thật nhiều và bán chạy, thì Apple lại khác: hãng không có bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào ở Việt Nam, cho dù là internet, truyền hình, báo in, băng rôn... hay bất kỳ phương tiện nào đi nữa.

Lần cuối cùng một quảng cáo iPhone được phát trên truyền hình là cách đây đã 6 năm, dành cho chiếc iPhone 5. Tuy nhiên thực tế thì đây của quảng cáo do nhà mạng Vinaphone "đặt hàng" chứ không hẳn là của Apple.

Có thể các sản phẩm Apple không cần quảng cáo cũng bán chạy tại Việt Nam, tuy nhiên quảng cáo cũng là cách để cho thấy sự đầu tư và định hướng kinh doanh của một công ty vào thị trường. Qua việc không quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào tại nước ta, Apple cho thấy hãng này không quan tâm đến thị trường Việt Nam tính chất như thế nào, người dùng Việt Nam cần gì và chiến lược sẽ ra sao.

Sản phẩm Apple khi sử dụng tại Việt Nam bị thiếu nhiều tính năng so với các quốc gia khác

Hàng năm, qua mỗi thế hệ sản phẩm và bản cập nhật phần mềm, Apple luôn mang đến cho chúng những tính năng mới. Tuy nhiên, không phải tính năng nào mà Apple công bố cũng có thể sử dụng được ở Việt Nam.

Đối với iPhone và iOS, danh sách này có thể kể đến Siri, Apple Pay, ứng dụng Tin tức, bàn phím gợi ý thông minh, các dịch vụ liên quan đến bản đồ, gợi ý Spotlight... Một số tính năng có thể không thật sự hữu ích, nhưng một vài trong số đó (ví dụ như bàn phím, bản đồ) là rất cần thiết và hoàn toàn không quá khó để cho một công ty nghìn tỷ đô có thể làm được. Hay như trong trường hợp của Apple Pay, tại sao Samsung có thể đưa Samsung Pay về Việt Nam mà Apple không làm được?

Samsung nỗ lực đưa Samsung Pay về Việt Nam, còn Apple thì ngay cả những tính năng cơ bản như bàn phím hỗ trợ tiên đoán tiếng Việt cũng không được hỗ trợ

Một ví dụ khác gần đây hơn: một trong những tính năng nổi bật nhất của iPhone XS Max chính là khả năng hỗ trợ 2 SIM vật lý. Tuy nhiên, Apple lại chỉ bán phiên bản này tại Trung Quốc, Hong Kong và Macau, và đến thời điểm này thì vẫn chưa biết rằng liệu hãng có mở rộng nó sang thị trường Việt Nam hay không - mặc dù nhu cầu sử dụng 2 SIM của người dùng Việt là rất lớn.

Bảo hành được thực hiện bởi bên thứ ba với chính sách nhập nhằng

Bên cạnh hoạt động bán hàng, tại Việt Nam, hoạt động bảo hành các sản phẩm Apple cũng được thực hiện bởi bên thứ ba được Apple ủy quyền, gọi là Apple Authorised Service Provider (AASP). Tại Việt Nam có một vài AASP được điều hành bởi nhiều đơn vị khác nhau, tuy nhiên chỉ tập trung tại các thành phố lớn chứ không có ở các tỉnh lẻ.

Mặc dù theo nguyên tắc tất cả AASP đều phải tuân thủ quy định của Apple, tuy nhiên có vẻ như mỗi một đơn vị lại có một cách xử lý riêng của mình. Đã có nhiều trường hợp người dùng đi bảo hành sản phẩm Apple bị một AASP nào đó từ chối, nhưng khi sang một AASP khác lại được nhận. Tình huống này thường xảy ra với mặt hàng iPhone xách tay, khi mà chính sách của các đơn vị thường nhập nhằng: lúc nhận, lúc không, khi nhận hay không nhận cũng không có thông báo chính thức và người dùng buộc phải thử "vận may" của mình ở từng đơn vị.

FPT Services - một trong số các AASP được ủy quyền tại Việt Nam

Thời gian bảo hành của Apple tại Việt Nam cũng tương đối lâu. Trong khi tại các quốc gia khác, nếu phát hiện máy gặp lỗi thì người dùng thường được giải quyết nhanh chóng và đổi máy ngay, thì người dùng Việt lại phải đợi để AASP chuyển máy lỗi cho Apple thẩm định (thường là tại Singapore), sau đó Apple mới tiến hành gửi trả lại máy về Việt Nam. Quá trình này thường mất từ 7-10 ngày, và đối với người dùng thì khoảng thời gian này là không hề ngắn. 

Website không có tiếng Việt, cập nhật sản phẩm chậm

Mặc dù iPhone XS và XS Max đã ra mắt được một thời gian, tuy nhiên khi truy cập trang chủ của Apple tại Việt Nam thì vẫn "chình ình" hình ảnh của chiếc iPhone X và những sản phẩm cũ (iPhone 8, Apple Watch Series 3...).

Tính đến ngày 24/9, tức là gần 2 tuần kể từ thời điểm ra mắt iPhone XS, Apple vẫn chưa cập nhật website của mình tại thị trường VN (https://www.apple.com/vn/). Website này cũng không hề có giao diện tiếng Việt mà đều là tiếng Anh

Quan trọng hơn, website của Apple tại Việt Nam thậm chí không có cả tiếng Việt. Một lần nữa, có thể nói rằng việc Apple không Việt hóa website của mình chẳng ảnh hưởng mấy đến hoạt động kinh doanh của hãng. Tuy nhiên, nó là việc tối thiểu mà mọi công ty phải làm để cho thấy sự quan tâm của mình đến một quốc gia nào đó. Và rất tiếc, Apple lại không làm vậy.

Không mong có Apple Store, chỉ mong được Apple quan tâm nhiều hơn

Nhiều người mong Việt Nam sẽ có Apple Store. Nhưng hãy nhìn vào thực tế: nếu người Việt cuồng đồ Apple như thế mà Apple vẫn còn bàng quan Việt Nam đến vậy, thì chuyện chúng ta có một Apple Store còn là thứ rất xa vời.

Sẽ thật tuyệt nếu Việt Nam có một Apple Store như thế này, tuy nhiên tôi biết rằng dựa trên tình hình hiện nay, đó vẫn chỉ là điều xa vời

Nhiều người thường chỉ trích những con buôn Việt Nam hàng năm sang Singapore xếp hàng để xách iPhone về nước. Cá nhân tôi cho rằng vấn đề không nằm ở đó: nếu như những con buôn có thời gian, và việc xếp hàng mua iPhone đem lại lợi ích cho họ, thì chúng ta hãy để họ làm những gì mình muốn. Thứ đáng nói ở đây chính là hình ảnh không đẹp của người Việt Nam tại đất nước bạn: vạ vật ăn ngủ chờ ngày bán, cãi lộn về vị trí xếp hàng, mua xong người thì hớt hải ra sân bay về nước, người thì công khai rao bán như cái chợ ngay trước cửa Apple Store. 

Nếu như Việt Nam được Apple quan tâm hơn, cảnh người Việt tụm năm tụm ba bán iPhone ngay trước cửa Apple Store nước bạn thế này sẽ không còn nữa

Đừng đổ lỗi cho những người xếp hàng ấy, họ không làm gì sai cả. Có chăng cũng chí vì người Việt Nam quá cuồng đồ Apple, và có cầu thì ắt sẽ phải có cung. Thay vào đó, hãy trách Apple. Nếu Apple quan tâm đến Việt Nam hơn, nếu Apple sẵn sàng bán iPhone tại Việt Nam sớm hơn với giá hợp lý, tôi tin rằng sẽ chẳng còn mấy ai tốn công, tốn của sang Singapore để xách iPhone về nữa.

Theo GenK

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接