(BDO) Sau khi thăm,ủtướngChínhphủPhạmMinhChínhBìnhDươngthựchiệntốtnhiệmvụkéket qua truc tuyen 7m kiểm tra thực tế tại cơ sở, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch Covid-19, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Bình Dương, tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Võ Văn Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND và các sở ban, ngành liên quan.
Tập trung nguồn lực cắt đứt nguồn lây bệnh
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Hoàng Thao cho biết: Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ 27-5 đến nay), tỉnh Bình Dương ghi nhận 221 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có 9 ca trong các khu công nghiệp. Từ ngày 14-6 đến nay dịch bệnh xảy ra tại một số công ty nằm đan xen với các khu nhà trọ đông công nhân, do đó mức độ lây lan nhanh. Tuy nhiên, tỉnh vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch và đang tập trung các giải pháp nhằm ngăn chặn dịch lây lan vào các khu công nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch thời gian qua
Hiện Bình Dương có 50 ngàn doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ các tỉnh, thành. Do các khu nhà trọ đan xen các nhà máy, xí nghiệp nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào doanh nghiệp cao. Bình Dương là địa phương tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh và 3 tỉnh lân cận, có rất nhiều người đi lại, giao thương hàng ngày, đặc biệt là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nên nguy cơ tiềm ẩn phát sinh các ca bệnh xâm nhập vào Bình Dương là rất lớn. Qua điều tra dịch tễ cho thấy những ca bệnh này được phát hiện tập trung chủ yếu ở 8 ổ dịch có nguồn lây từ các ổ dịch tại TP.Hồ Chí Minh với biến chủng vi rút Ấn Độ.
Tỉnh hiện có 34 cơ sở cách ly tập trung với 10.000 giường, sẵn sàng tiếp nhận cách ly ngay và thực tế đang cách ly tập trung cho 3 ngàn trường hợp F1. Tỉnh đang mở rộng lên 20.000 giường, nâng lên 30.000 giường khi có nhu cầu. Về năng lực xét nghiệm với năng suất xét nghiệm trên 5 ngàn mẫu đơn hoặc 50.000 mẫu gộp/1 ngày. Tỉnh cũng đang thực hiện xã hội hóa xét nghiệm nâng cao năng lực lên trên 100.000 mẫu/ngày, thành lập 200 đội lấy mẫu cơ động, đảm bảo lấy mẫu nhanh trên diện rộng; trang bị các test kháng nguyên nhanh cho tất cả cơ sở khám chữa bệnh. Về công tác điều trị: Số giường điều trị bệnh trong tỉnh đáp ứng điều trị được 600 người. Tỉnh đã thành lập mới Khu điều trị tại thị xã Tân Uyên trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 200 giường và dự kiến mở rộng một số khu lên qui mô 1.000 giường.
Về công tác tiêm phòng, tỉnh đã tổ chức tiêm vắc xin trong 3 đợt cho 43.432 người. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương chỉ đạo, hỗ trợ tỉnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu của công tác phòng, chống dịch đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Bộ Y tế chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn trong công tác xử lý dịch trong khu công nghiệp. Hỗ trợ về trang thiết bị, sinh phẩm và test xét nghiệm cho tỉnh Bình Dương trong trường hợp dịch xảy ra trên diện rộng. Điều động nhân lực hỗ trợ nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục lan rộng và số lượng người nhiễm tăng cao.
Xuất nhập khẩu tăng so với mức bình quân cả nước
Về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm, Bình Dương tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa chủ động phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển KT- XH. 6 tháng đầu năm tình hình KT- XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Cụ thể, trên lĩnh vực kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của tỉnh 6 tháng đầu năm tăng 7,23% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ 6,73%); Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,1 tỷ đô la Mỹ (tăng 47,2% so với cùng kỳ); thặng dư thương mại 3,8 tỷ đô la Mỹ; Thu mới ngân sách đạt 36.600 tỷ đồng, tăng 23%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 55.138 tỷ đồng (tăng 10,7%). Tỉnh đã thu hút 1,4 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, tăng 65% và 49.115 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, tăng 91,2% so với cùng kỳ. Tỉnh cũng chăm lo, thực hiện tốt an sinh xã hội, thu nhập bình quân đầu người trên 7 triệu đồng/người tháng, cao nhất cả nước.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tỉnh phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển năm 2021 với các giải pháp trọng tâm là kiên định thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực; Chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó với các tình huống phát sinh; đẩy nhanh thu hút và giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư công; Chăm lo đời sống nhân dân, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện cho tỉnh đầu tư phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, với các dự án giao thông quan trọng như: Dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13; dự án chống ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan trên tuyến đường Mỹ Phước-Tân Vạn, ĐT 746, ĐT 747B; ĐT 743; Dự án tuyến đường vành đai 3, vành đai 4, TP.HCM (đoạn qua tỉnh); Dự án tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả tỉnh đã đạt được trong phòng chống dịch và kết quả phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm. Các chỉ tiêu tăng tưởng kinh tế đều đạt, chỉ tiêu thu ngân sách, đời sống nhân dân chưa bị tác động nhiều bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, chính sách an sinh xã hội duy trì tốt nhất là với hộ nghèo. Đây là điểm sáng của Bình Dương trong 6 tháng đầu năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo về công tác phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống dịch trong thời gian tới
Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh Bình Dương cần lưu ý công tác chống dịch còn nhiều ca nhiễm, một số chùm ca nhiễm chưa phát hiện nguồn lây khó kiểm soát khi xâm nhập vào các khu công nghiệp. Do đó, tỉnh cần tập trung xây dựng phương án phòng chống dịch trong khu công nghiệp. Chỉ tiêu đầu tư công chưa đạt cần kiểm điểm, phân tích các nguyên nhân để đưa ra giải pháp kịp thời. Thủ tướng dự báo hiện tình hình trên địa bàn còn những ca F0 chưa xác định nguồn lây nên dịch còn diễn biến phức tạp. Nếu không kiểm soát được dịch sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm. Vì vậy, Bình Dương phải xây dựng phương án để kiểm soát tốt tình hình dịch. Tỉnh cần chống dịch có hiệu quả, ngăn chặn đẩy lùi không để dịch lây lan trong khu công nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Để thực hiện tốt các mục tiêu tổng quát, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: