Dân làng góp tiền nuôi sinh viên đầu tiên vào đại học
8 năm trước,ânlànggóptiềnchođihọcnamsinhtừchứcgiámđốcvềquêbáoơdynamo moscow vs Hồ Thi Trạch từ chức giám đốc điều hành khu vực của một công ty lớn ở Thượng Hải (Trung Quốc) và trở về quê hương xa xôi để bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Thi Trạch sinh năm 1983, tại làng Từ Than, thị trấn Tân Trúc, huyện Định An, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), theo Sohu.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chàng trai từ bỏ mức lương cao và về quê lập nghiệp là do được thôi thúc bởi hành động tử tế và nghĩa tình của dân làng năm xưa. Năm ấy, người làng hay tin cậu bé nhà họ Hồ đỗ đại học nhưng tài chính khó khăn. Cả làng đã chung tay góp tiền để hỗ trợ cho sinh viên đầu tiên của làng đi học.
Năm 2002, Hồ Thi Trạch thi đậu chuyên ngành kỹ thuật thông tin điện tại Đại học Diễm Sơn với kết quả xuất sắc.
Cậu là sinh viên đại học đầu tiên và duy nhất ở làng Từ Than vào thời điểm đó. Vì hoàn cảnh tài chính của gia đình không mấy khả quan nên dân làng mỗi người đã gom góp cho Thi Trạch 10 NDT hay 20 NDT (khoảng 35-70 nghìn đồng) để chi trả cho việc đi học.
“Tôi đã nhận được hàng nghìn NDT vào thời điểm đó, tất cả nhờ vào dân làng mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Làng Từ Than là một ngôi làng nghèo có lịch sử hơn 500 năm với phong cảnh hữu tình. Trước khi Hồ Thi Trạch trở về quê hương, người dân đã rời đi đáng kể vì nhiều lý do. Nhiều dân làng đã đi làm hoặc hoàn toàn chuyển đi nơi khác sinh sống. Từ Than vì vậy mà trở lên vắng vẻ.
"Thật ra tôi chưa bao giờ rời quê hương. Ngay cả khi còn học đại học, tôi cũng tranh thủ những ngày nghỉ để về quê làm từ thiện".
‘Tôi muốn dân làng nhìn thấy tương lai’
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2006, Thi Trạch làm việc cho một công ty công nghệ ở Thượng Hải. Bằng nỗ lực của bản thân và tín nhiệm của cấp trên, anh đã được bổ nhiệm vào giám đốc khu vực mức lương hậu hĩnh.
Năm 2015, Hồ Thi Trạch quyết định nghỉ việc và trở về quê cùng vợ. “Tôi nói rằng, tôi muốn về quê khởi nghiệp và cô ấy rất ủng hộ tôi”. Thi Trạch cho biết, việc về quê khởi nghiệp khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. “Tôi về sống và quan sát gần một năm”.
Vào năm thứ hai sau khi trở về quê hương, Hồ Thi Trạch nảy ra ý tưởng khởi nghiệp, phát triển kinh tế rừng và trồng trọt sinh thái.
Anh chủ trì thành lập hợp tác xã chuyên nghiệp về tham quan và du lịch làng quê. Trong số 9 thành viên ban đầu của hợp tác xã chuyên nghiệp, có 5 người là dân làng ở làng Từ Than và 4 người là sinh viên đại học đã trở về quê hương.
Họ đã quyên góp 250.000 NDT (khoảng 879 triệu đồng) và thành lập một "vườn rau đô thị" và "trường học thiên nhiên" trong làng, thu hút nhiều người dân thành phố đến trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn và cho phép nhiều trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên.
"Dân làng lúc đó không hiểu. Thấy ngày càng nhiều người ngoài đến làng tham quan và trải nghiệm, một số người nói rằng tôi đang dùng tài nguyên của làng để kiếm lợi cá nhân", Hồ Thi Trạch nói.
“Tôi muốn dân làng có thể nhìn thấy tương lai chân thực. Nếu vì lý do cá nhân, tôi sẽ chẳng quay lại đây”.
Thi Trạch cũng nảy ra nhiều ý tưởng phát triển đa dạng các ngành công nghiệp, phát triển các sản phẩm văn hóa phù hợp với điều kiện và thế mạnh địa phương.
Sản phẩm nông nghiệp được trồng bởi các hợp tác xã chuyên nghiệp trong làng được cung ứng cho các nhà hàng Michelin đạt tiêu chuẩn đặc biệt cao ở thành phố Thượng Hải và Nam Kinh. Diện mạo làng quê đổi thay, thu nhập của dân làng tăng gấp vài lần.
Hồ Thi Trạch luôn trăn trở về việc người trẻ lập nghiệp ở quê hương. Anh cho rằng khó khăn và trở ngại lớn nhất lúc đầu là nhiều bạn trẻ về quê lập nghiệp với sự nhiệt tình, nhưng thực tế cuối cùng đã khiến họ bỏ cuộc và quay trở lại thành phố.
"Một ngôi làng không có người trẻ thì không có hy vọng". Hồ Thi Trạch xúc động, nói rằng sự kiên trì là niềm tin tốt nhất đối với anh.
"Khó khăn, trở ngại lớn nhất đối với những người trẻ khi về quê khởi nghiệp là liệu sự kiên trì có phải là niềm tin lớn nhất của họ hay không. Tôi tin rằng, người trẻ sẽ giúp vùng nông thôn ngày càng phát triển tốt hơn".
Tử Huy
顶: 8774踩: 94352
评论专区