Công nghệ e_bxh nhât anh

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc Chương trình Đào tạo công nghệ ô tô,ôngnghệbxh nhât anh Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có những chia sẻ khái quát về loại động cơ sử dụng công nghệ e-Power do Nissan phát triển, sự khác nhau giữa động cơ này với động cơ hybrid, cũng như đánh giá sự phù hợp với người dùng và thị trường Việt Nam.

 Công nghệ e-POWER được áp dụng trên Nissan Kicks vừa ra mắt

Những điểm khác biệt với xe hybrid

- Khái niệm xe lai hybrid hoặc xe thuần điện đã khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên gần đây, hãng Nissan cho ra mắt một số dòng xe sử dụng công nghệ e-Power còn tương đối mới. Vậy e-Power mà Nissan đang phát triển có gì giống và khác so với xe hybrid thông thường?

Hiện nay, hầu hết các hãng xe trên thế giới đều sản xuất các dòng xe lai hybrid như một bước chuyển quan trọng hướng tới xe thuần điện. Trong ngành sản xuất ô tô nói chung và ô tô điện nói riêng, Nissan đã đi khá sớm với việc phát triển xe thuần điện từ 1947. Hãng ra mắt xe thuần điện đầu tiên trên thế giới sử dụng pin lithium-ion năm 1997, ra mắt xe thương mại thuần điện đầu tiên trên thế giới năm 2010, sở hữu mẫu xe thuần điện bán chạy hàng đầu thế giới trong gần 1 thập kỷ 2010 - 2019… để phát triển thành công nghệ hybrid mới với tên e-Power. 

E-Power giống các xe hybrid ở chỗ được trang bị đồng thời cả động cơ xăng và điện. Nhưng điểm khác biệt ở xe sử dụng công nghệ e-Power là bánh xe được dẫn động bằng duy nhất động cơ điện (toàn thời gian). Do đó, xe không cần hộp số, cho phép tăng tốc nhanh, mượt mà và khả năng tái tạo năng lượng cao. Ngoài ra, cảm giác lái của xe sử dụng công nghệ e-Power sẽ giống hệt xe thuần điện chứ không giống xe hybrid hay xe sử dụng động cơ đốt trong.

 Cơ chế hoạt động của động cơ e-POWER

- Còn về khối động cơ đốt trong sử dụng cho e-Power, có khác biệt gì so với động cơ đốt trong của xe hybrid, thưa ông?

Ở xe sử dụng công nghệ e-Power, động cơ đốt trong không làm nhiệm vụ tạo ra công suất và mô-men xoắn thông qua hệ thống truyền động đến các bánh xe, mà nhiệm vụ đơn giản của nó chỉ như một máy phát cung cấp điện cho pin và mô tơ nên động cơ. Do vậy hoàn toàn có thể giảm kích thước và công suất, tối ưu chế độ vận hành để tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải và giảm tiếng ồn. 

Với các xe e-Power hiện nay, nhà sản xuất tính toán chỉ cần khối động cơ 1.0 - 1.2L là đủ. Đây là một trong những lý do khiến các xe sử dụng động cơ e-Power của Nissan khá tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ của các xe e-Power giúp loại bỏ bộ sạc bên ngoài, đồng thời cung cấp đầu ra cao như xe thuần điện, hay nói một cách dễ hiểu đây là dạng xe điện tự sạc và không cần trạm sạc.

“Bước đệm” để người dùng Việt chuyển từ xe xăng sang xe thuần điện

- Ông có đánh giá gì về sự phù hợp với thị trường và người dùng Việt Nam của những dòng xe sử dụng công nghệ e-Power?

Trước những thách thức về ô nhiễm không khí và giá xăng dầu ở mức cao như hiện nay thì công nghệ e-Power là một giải pháp vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí thải, khá phù hợp cho thị trường Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Với những ưu điểm thấy rõ như: vận hành tiết kiệm, êm ái, khả năng tái tạo cao của xe điện…, tôi nghĩ rằng e-Power sẽ là “bước đệm” phù hợp để người tiêu dùng Việt Nam chuyển dần từ xe xăng/dầu sang các xe thuần điện.

Bên cạnh đó, với việc hạ tầng trạm sạc cho xe điện chưa được hoàn thiện, thì khách hàng sử dụng các dòng xe hybrid như e-Power sẽ không phải lo lắng về việc đi tìm trạm sạc. So với việc chạy xe xăng/dầu hiện nay, lái xe gần như không phải thay đổi quá nhiều về thói quen sử dụng nhưng vẫn được trải nghiệm và tận hưởng hết các ưu điểm công nghệ và cảm giác lái của xe điện như: khả năng tăng tốc tốt, ổn định và tái tạo năng lượng khi phanh.

Hoàng Hiệp(thực hiện)