Hà Giang là nơi sinh sống của 23 cộng đồng dân tộc. Trong đó,àGiangpháttriểncôngnghệthôngtintoàndiệntừtuyếnytếcơsởtỷ số pohang dân tộc Mông chiếm 31%, dân tộc Tày trên 27%, dân tộc Dao 15%, dân tộc Kinh 11% còn lại là các dân tộc khác.
Hà Giangcũng có nhiều dân tộc thiểu số như La Chí, Bố Y, Phù Lá, Cờ Lao, Giáy…, phát triển y tế cơ sở là một trong những mục tiêu quan trọng trong mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tại đây.
Trạm y tế xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, Hà Giang có 6 cán bộ nhân viên y tế và hỗ trợ của các nhân viên y tế thôn bản. Từ nhiều năm nay, trạm y tế là nơi khám chữa bệnh ban đầu cho đồng bào các dân tộc sinh sống tại đây.
Trạm y tế làm tất cả các đầu việc thực hiện mục tiêu y tế quốc gia từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng vắc xin, an toàn thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình, công tác dân số chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, quản lý bệnh tật không lây nhiễm, tuyên truyền về sức khỏe.
Hằng năm có khoảng 1.700 lượt khám chữa bệnh. Số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.
Trước đây, việc tính toán và xử lý thông tin của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, cấp phát thuốc thực hiện thủ công, nhân viên phải viết tay đơn thuốc; hiện nay, các thông tin người bệnh đã được số hóa.
Đầu năm 2022, trạm y tế xã Quản Bạ đã được đầu tư hệ thống máy tính thế hệ mới kết nối mạng internet để vào phần mềm quản lý y tế cơ sở trong khám chữa bệnh.
Từ đó, các nhân viên y tế thu thập thông tin nhanh hơn, người dân tới khám bệnh không cần chờ lâu. Nhờ đó, chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu ngày càng tăng lên.
Người dân có các bệnh lý đơn giản họ đã đến trạm y tế điều trị, không cần phải tới các cơ sở y tế cao hơn.
Tại Trạm y tế xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cũng tương tự. Trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, khám sức khỏe cộng đồng cho người dân, giám sát phòng dịch.
Các cán bộ trạm y tế nâng cao tay nghề cũng như học hỏi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện hiệu quả các mục tiêu quốc gia về y tế, chuyển đổi số.
Trong thời gian qua, Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh rà soát lại các tiêu chí cho trạm y tế xã trong các mục tiêu y tế quốc gia.
Từ đó, mọi người dân đều được quản lý sức khỏe từ tuyến xã tới tuyến trung ương. Người dân cũng có thể hưởng các dịch vụ tuyến trên ngay tại tuyến dưới thông qua các hoạt động trực tuyến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Ngành y tế Hà Giang cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện. Hiện nay, 100% tại các trạm y tế xã, thị trấn có thể tra cứu thông tin BHYT trên căn cước công dân.
Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế giải quyết các lỗi phát sinh, nâng cấp phần mềm tiêm chủng, rút ngắn thời gian làm thủ tục tiêm cho các đối tượng cần tiêm chủng.
Sở Y tế cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin trong y tế trong đó có phần mềm quản lý y tế cơ sở.
Các cán bộ cơ sở được giới thiệu tổng quan về phần mềm y tế cơ sở; quy trình vận hành của phần mềm như: cách truy cập và đăng nhập hệ thống; cách cập nhật hồ sơ người dùng; nhập dữ liệu; phê duyệt dữ liệu; sử dụng tóm lược dữ liệu báo cáo; cách khai thác, phân tích qua bảng dữ liệu, biểu đồ, bản đồ…
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Hùng Vương – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Giang, phần mềm y tế cơ sở sẽ được triển khai vào năm 2024, qua đó sẽ góp phần cho cán bộ y tế giảm được các thủ tục hành chính; giảm bớt thời gian làm việc trên giấy theo cách truyền thống trước đây và giúp các cơ sở y tế có dữ liệu theo dõi quá trình khám bệnh và tiền sử người bệnh một cách hệ thống, các thông tin về người bệnh một cách chính xác, giúp cho đơn vị quản lý theo dõi và kiểm tra đến từng đơn vị trạm Y tế xã.
Ông Vương chia sẻ, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành y tế rất quan trọng từ công tác khám chữa bệnh đến công tác dự phòng, y tế cơ sở từ đó từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo công bằng và hiệu quả. Mọi người dân đều được quản lý sức khỏe.
Công Sáng và nhóm PV, BTV(责任编辑:La liga)