Quyết tâm xây dựng chính quyền số
Nhận thức rõ những lợi ích thiết thực mà chuyển đổi số mang lại,ểnđổisốtỉnhHàNamđạtnhiềukếtquảtíchcựtilekeo 88 sau khi ban hành Kế hoạch số 1512/KH-UBND ngày 02/6/2020 thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tháng 12/2020 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch 3705/KH-UBND/2020 triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Xác định phát triển nền tảng số mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Nam phiên bản 2.0 và triển khai áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê duyệt trong quá trình xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh; đồng thời, thường xuyên tổ chức cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Triển khai xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 3/2020 với 09 phân hệ thí điểm gồm: giám sát và điều hành giáo dục; giám sát camera an ninh - giao thông; giám sát môi trường; giám sát hành chính công; giám sát văn bản điện tử; điều hành chỉ tiêu ngân sách; điều hành sản xuất phát triển kinh tế - xã hội; điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; giám sát và điều hành y tế.
Hoàn thành thử nghiệm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và đã kết nối thành công với trục kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), đồng thời đã triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh (SOC) kết nối với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia (NCSC).
Theo đó đã giám sát an toàn thông tin và kịp thời đưa ra cảnh báo, biện pháp khắc phục các lỗ hổng mất an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hạ tầng viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển, bảo đảm chất lượng sử dụng có hiệu quả, đáp ứng phục vụ triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin và thông tin liên lạc các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, ngay trong năm đầu triển khai kế hoạch, chương trình chuyển đổi số ở Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan quản lý, điều hành, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Qua đó, đã từng bước chuyển đổi nhận thức, hình thành tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng chuyển đổi số mang lại khi công nghệ số được đưa vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tiếp tục tạo ra giá trị mới, trọng tâm là số hóa
Năm 2023, được Hà Nam xác định là năm hành động, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Vì vậy, cùng với việc ra mắt Trang thông tin điện tử Đề án 06/CP tỉnh Hà Nam; ban hành kế hoạch 337/KH-UBND ngày 23/3/2023 về triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các sở ngành chủ động “Triển khai thực hiện các mô hình Đề án 06”.
Kết quả, 6 tháng đầu năm, công tác chuyển đổi số của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển đáng ghi nhận.
Điển hình là đã ban hành được Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đề án của UBND tỉnh về Chuyển đổi số. Hạ tầng số, các nền tảng số được phát triển, triển khai ứng dụng tại tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chuyển đổi số. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Nam đã được kết nối, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. 100% các xã, phường, thị trấn đều có đường truyền cáp quang, internet cung cấp đến tận thôn, tổ dân phố; 100% dân số được phủ sóng thông tin di động 2G; 95% dân số được phủ sóng thông tin di động 3G, 4G.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II được kết nối, liên thông đến 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. 06 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 86,3%; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 64,1%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ tổ chức, cá nhân nộp thuế điện tử đạt 99,71%...
Các tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập đạt 100%, đã hoạt động tích cực ở một số địa phương, góp phần nâng cao kỹ năng số cho người dân. Hà Nam được đánh giá là tỉnh hoàn thành việc cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện sớm nhất toàn quốc.
Việc triển khai thực hiện thí điểm 02 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi" và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí" cũng đạt hiệu quả cao…
Duy trì thường xuyên việc hướng dẫn công dân tố giác tội phạm và khai báo tin báo về an ninh trật tự qua ứng dụng VNeID và được ghi nhận là một trong 05 tỉnh có tỷ lệ tin báo qua VNeID cao nhất trong toàn quốc.
100% cơ sở khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế sử dụng máy quét QR code trên thẻ căn cước công dân, ứng dụng VNeID thay bảo hiểm y tế làm thủ tục khám, chữa bệnh…
Tuy nhiên, để Chương trình chuyển đổi số ở Hà Nam tiếp tục đạt được hiệu quả cao, tại Hội nghị sơ kết về Chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh ngày 10/8/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh - Tổ phó Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Nguyễn Đức Vượng đã nhấn mạnh: Trước mắt, cần tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy trình và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ; tái cấu trúc quy trình các thủ tục hành chính, dịch vụ công đang triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; rà soát, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu các sở, ban, ngành, địa phương theo đúng lộ trình Đề án 06; đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
TheoMinh Thu(Báo Hà Nam)
顶: 7踩: 845
评论专区