Nhân viên Viettel đang hướng dẫn sử dụng điện thoại Homephone cho bà con Tây Nguyên. ảnh: Tâm Vũ |
Bữa cơm thân mật...
Vượt hơn 140 km từ TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk),áialôvềbuôtin le keo chúng tôi đến được đồn Biên phòng 739 khi bóng nắng đã soi thẳng đỉnh đầu. Lỡ buổi trưa, anh em bộ đội tiếp chúng tôi bằng bữa cơm thân mật “đậm chất lính” nhưng chẳng đạm bạc chút nào. Một bữa cơm toàn cá tươi khiến những người khách vốn sống nơi đô thị sầm uất phải ồ lên ngỡ ngàng. Sao ở tận nơi biên cương xa tít với bạt ngàn cây thông, cây xà nu khô cằn bắt đầu rụng lá bởi mùa khô khắc nghiệt đang tới lại có cá tươi nhỉ? Thượng tá Nguyễn Như ẩm chỉ vào từng món ăn giới thiệu và luôn miệng nói câu “cây nhà lá vườn”. Đúng là cây nhà lá vườn thật! Bởi đồn Biên phòng 739 cách chợ đến 40 km, cách dân bản đến 35 km thì đi chợ đâu có dễ. Món ăn toàn cá là do bộ đội đi thả lưới dưới suối và bắt dưới ao của đơn vị, rau thì do anh em trồng.
Anh em thay nhau kể về câu chuyện ăn Tết trên biên giới. Đối với Trung uý Lê Anh Tuấn, một người lính gắn bó 14 năm với đồn Biên phòng 739, câu chuyện ăn Tết trên biên giới chẳng có gì xa lạ với anh. Tuấn tâm sự: “ở quê có gì trên đây có hết. Đồn Biên phòng 739 tự nuôi đến 25 con bò, 40 con lợn, gà vịt hàng trăm con, ngoài ra còn canh tác đến 6ha ruộng, nếp có, tẻ có, còn có cả lúa nương. Anh em tự gói bánh chưng như người dưới xuôi và có nếp cẩm để đồ cơm xôi theo cách mà bà con buôn làng hướng dẫn”.
Đêm văn nghệ đón Xuân
Chúng tôi thăm một số nơi thuộc huyện EaSup. Đây là huyện có một phần dân số là người dân tộc thiểu số di dân từ miền Bắc, như xã Cư K’Bang gồm 100% là người Tày gốc Tây Bắc. Từ vài chục năm lại đây, hàng ngàn người dân miền xuôi từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả các tỉnh Tây Nam Bộ lên đây để xây dựng kinh tế mới. Người đi xây dựng kinh tế phần lớn xuất thân từ nông dân, chịu khó, cần cù làm ăn. Đơn cử như gia đình anh Võ Văn Cầu, rời quê ở huyện Bình Đại (Bến Tre) lên EaSup lập nghiệp từ năm 2003. Hiện 4 nhân khẩu trong gia đình canh tác 1 ha đất trồng lúa và nhận khoán chăm sóc 3 ha trồng điều của Trung đoàn 737. Trên phần đất nhận khoán, gia đình anh Cầu trồng xen hoa màu, nhận nuôi 1 con bò cái từ chương trình khuyến nông của tỉnh Bến Tre đầu tư cho dân trong vùng dự án. Tại nhà, anh mở quán bán hàng tạp hóa. Qua 5 năm đi lập nghiệp, bằng vốn tích lũy từ sản xuất, anh đã mua được 1 chiếc máy cày để sản xuất và cày thuê, thu nhập trên 30 triệu đồng /năm, sống ổn định. Hay gia đình anh Huỳnh Văn Be, ở đội 6, khu vực Trung đoàn 737 canh tác 1 ha đất lúa và 5, 7 ha đất trồng điều xen lúa, nếp. Qua 5 năm bám trụ, gia đình anh Be đã sắm được máy phát cỏ, máy cưa tay, ti vi, xe máy... Đứa con trai lớn của anh đang theo học năm thứ 3, trường Đại học Tây Nguyên....