Triết học cho trẻ lớp ba ở Phần Lan: Lẽ sống_ket qua bong da . net

Chúng tôi đến dự giờ lớp ba một trường tiểu học ở Espoo (Phần Lan). Thú thật,ếthọcchotrẻlớpbaởPhầnLanLẽsốket qua bong da . net khi biết tiết đầu buổi sáng hôm ấy lớp học môn "Tôn giáo" (Religion), tôi khá e ngại, thậm chí còn muốn chờ đến tiết 2 mới dự. Nguyên nhân vì tôi luôn nghĩ trường học chỉ nên dạy khoa học, kĩ năng, đạo đức..., còn đức tin, tôn giáo thì nên để cho nơi khác nói. 

Một vài người bạn Phần Lan của tôi có con tuổi đi nhà trẻ còn cực đoan đến mức tuyên bố: Ai "âm mưu" dạy tôn giáo cho con tôi trong trường học thì phải... bước qua xác tôi. 

Nhưng cuối cùng, tôi vẫn dự giờ tiết đó. 

{keywords}

Câu hỏi thảo luận (trên bảng): Cuộc sống sẽ thế nào nếu tất cả mọi người đều giống nhau?

Trước khi vào giờ học chính thức, cô giáo và học sinh chào nhau vui vẻ. Một bé trai nói mới sưu tầm được mấy poster bóng đá, muốn khoe với các bạn. Cô giáo bảo để ra chơi khoe, bây giờ học đã. Cô và trò cùng ngồi thành vòng tròn trên thảm trải ở sàn lớp học. Cô hỏi hôm nay các em thế nào, rồi điểm qua bài sẽ học trong ngày. Không khí thân mật, ấm cúng như người mẹ và đàn con thơ. 

Tiết học mở đầu bằng trình chiếu video 10 phút từ kênh opettaja (giáo viên) của Yle TV. Các nhân vật hoạt hình trong clip cũng là những học sinh cấp 1, đang tự đặt cho mình những câu hỏi như: Tôi là ai? Điều gì tạo nên nhân tính? Thế giới sẽ ra sao nếu mọi người đều giống nhau? Động vật biết suy nghĩ hay không? Làm sao con người biết về khả năng suy nghĩ của động vật?...

Xem xong video, giáo viên cho học sinh trao đổi tự do với nhau về những vấn đề đoạn phim đặt ra. Các em có thể thảo luận với bạn ngồi gần mình hoặc chạy đi nói chuyện với bạn ngồi xa, tùy thích. Sau vài phút, cô giáo chia học sinh thành từng cặp để trao đổi. 

Cô ghi câu hỏi lên bảng: Thế giới sẽ như thế nào nếu mọi người đều giống nhau? 

Học sinh đua nhau phát biểu, cô giáo ghi tóm tắt lên bảng:

- Không biết xuất xứ từng người. 

- Không biết mình là ai, ai đang là mình. 

- Không cần nói chuyện, trao đổi nữa vì ai cũng nghĩ như nhau. 

- Nếu một người rời khỏi nhóm, nghĩa là mọi người đều rời nhóm. 

- Không có giới tính. 

- Mọi người lúc đó đều không phải nam, cũng không phải nữ. Vậy họ là gì? 

- Không thể học điều gì mới, không có trường học hay giáo viên. 

- Ai cũng xem những video giống nhau. 

- Không thể nói dối, không còn bí mật. 

...

Cô nói nếu còn ý kiến mà chưa phát biểu kịp, thì các em hãy nói với bạn kế bên rồi cho cô biết sau. Cô dùng ipad chụp lại những ghi chép trên bảng. Học sinh không phải chép chữ nào. 

Giáo viên phát vở bài tập về nhà cho học sinh (thời điểm ấy, học sinh đã đi học được 2 tuần), nhắc các em ghi tên mình vào vở. 

Bài tập hôm ấy là: Viết về 3 điều tốt đẹp của bản thân em. 

Người ta dạy cho trẻ 9 tuổi về bản ngã, cá tính và những điều phức tạp khác như thế đấy. 

Còn tôi thì thấy tiết này mang tên "Triết học" có lẽ hợp lý hơn là "Tôn giáo". May quá, nếu vì cái tên mà mình không dự thì tiếc chết mất.

Tuệ Nhật (Du học sinh Phần Lan, trích từ "Phần Lan 100 - Lửa trời đuôi cáo")

World Cup
上一篇:Nhọc nhằn nạn fake news Covid
下一篇:Tép mòng rang muối