Đô thị thông minh_tỉ số các trận hôm nay
Việc xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) là một nội dung quan trọng trong nghị quyết 01 ngày 30/12/2020 của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua,Đôthịthôtỉ số các trận hôm nay cùng với việc xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đầu tư thí điểm và xây dựng giải pháp ĐTTM tại TP.Phổ Yên, TP.Thái Nguyên và TP.Sông Công, đem đến những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Trung tâm điều hành thông minh - “đầu não số” của ĐTTM
IOC được coi là “bộ não số” của tỉnh Thái Nguyên với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển, cho phép kết nối những trường thông tin, trích xuất dữ liệu; Tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, các cấp chính quyền…
IOC tỉnh Thái Nguyên có nhiều hạng mục quan trọng như phòng điều hành thông minh hiện đại; nền tảng tích hợp, hiển thị thông tin điều hành; triển khai ứng dụng công dân C - ThaiNguyen; tích hợp dữ liệu lĩnh vực y tế, giáo dục, giám sát thông tin, phản ánh hiện trường, camera trên bản đồ số; nền tảng quản lý camera tập trung tích hợp 409 camerra; hệ thống giám sát, điều hành giao thông trang bị phần mềm giám sát giao thông và triển khai lắp đặt 3 camera đọc biển số tại 3 nút giao thông trọng yếu; lắp đặt thí điểm hệ thống camera an ninh với 7 camera; hệ thống giám sát thông tin môi trường mạng; phòng họp không giấy tờ; hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; hệ thống cảnh báo cháy, số hóa hệ thống cảnh báo cháy nhanh, phục vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn trên địa bàn tỉnh...
Ngoài IOC tỉnh, tại Thái Nguyên, TP. Phổ Yên là địa phương đi đầu đưa vào sử dụng IOC với hệ thống camera an ninh giám sát cây xanh và hệ thống giao thông thông minh tích hợp 12 lĩnh vực. Công nghệ được áp dụng trong hệ thống cho phép tạo ra một kênh thông tin để doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tương tác với chính quyền thông qua ứng dụng di động Smartcity.
TP.Sông Công là địa phương thứ 2 trong tỉnh khai trương và đưa vào sử dụng IOC. Hiện việc tích hợp dữ liệu đã được hệ thống IOC TP. Sông Công thực hiện trên 10 lĩnh vực gồm: Giám sát chỉ tiêu kinh tế - xã hội; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát văn bản điện tử; hệ thống phản ánh hiện trường; hệ thống camera an ninh và giao thông; giám sát, điều hành du lịch thông minh; dữ liệu ngành giáo dục, y tế…
Mô hình IOC được triển khai giúp người dân Thái Nguyên có thể tham gia cùng chính quyền trong công tác quản lý, giám sát xã hội. "Người dân đã dần dần trở thành công dân số, công dân thông minh và tham gia vào quá trình chuyển đổi số cũng như xây dựng thành phố thông minh. Trong công tác quản lý điều hành, chúng tôi có thông tin có thể đánh giá được cán bộ công khai minh bạch TTHC giúp cho công việc quản lý, điều hành kinh tế một cách hiệu quả" - bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên đánh giá.
Chuyển đổi số và những ĐTTM trong tương lai
Cùng với xây dựng, vận hành IOC, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để hình thành các ĐTTM.
Được đầu tư nguồn lực xây dựng ĐTTM, TP.Thái Nguyên là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai mô hình phòng họp không giấy tờ tại các hội nghị của Ban Thường vụ Thành ủy, kỳ họp HĐND thành phố, phiên họp thường kỳ UBND thành phố. Hiện các cuộc họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 32 phường, xã trên địa bàn thành phố.
Thời gian qua, TP.Thái Nguyên đẩy mạnh thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC, đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; Thực hiện công khai, minh bạch 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, niêm yết công khai các danh mục, quy trình nội bộ, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí và thời gian giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC của UBND thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố. Thành phố từng bước nâng cao thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và phần mềm tiếp nhận giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa cho 32 phường, xã đảm bảo kết nối với 4 cấp.
TP.Thái Nguyên cũng đã lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại vị trí một số nút giao theo công nghệ mới, sử dụng điều khiển thông minh từ trung tâm điều hành và smartphone; 32/32 phường, xã đã triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát, kết nối trực tiếp tại các vị trí với trụ sở UBND các phường, xã để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương…
Tại Phổ Yên, hệ thống phòng họp trực tuyến cũng kết nối Thành ủy, UBND TP và 18 xã, phường trên địa bàn, đảm bảo liên thông 4 cấp và phòng họp không giấy tờ. Tỷ lệ văn bản đi, đến giữa các cơ quan, đơn vị, xã, phường được chuyển trên môi trường mạng đạt trên 95%; 100% cán bộ, công chức, viên chức thành phố thực hiện trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin qua môi trường mạng; 100% cơ quan, xã, phường thực hiện chữ ký số trên văn bản điện tử và được cấp chứng thư số.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, các ngành Thuế, Kho bạc và Ngân hàng ở Phổ Yên đã sử dụng Hệ thống ứng dụng quản lý tập trung và các phần mềm chuyên ngành Thuế, đảm bảo đáp ứng phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại, hệ thống thuế điện tử (eTax) kết nối với dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ hành chính công về thuế mức độ 4.
TP.Phổ Yên cũng đã triển khai phần mềm quản lý thông tin y tế đến trạm y tế các xã, phường; thực hiện kết nối liên thông giám sát phần mềm quản lý dược với các nhà thuốc, quầy thuốc. Trong lĩnh vực GD&ĐT, thành phố phổ cập hệ thống quản lý trường học số tại tất các trường, 100% trường học triển khai phần mềm quản lý tài chính, tài sản; quản lý học phí điện tử, các loại học bạ số điện tử...
Những kết quả bước đầu trong thực hiện chương trình chuyển đổi đang là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực để Thái Nguyên hình thành nên những đô thị thông minh, hiện đại, tạo sức bật phát triển trong tương lai.
Ngọc Minh