当前位置:首页 > Cúp C1

Viên pin tiểu suýt 'tiêu hóa' trong bụng em bé 4 tuổi_auxerre vs

Bệnh nhân là bé H.T.A. (4 tuổi,ênpintiểusuýttiêuhóatrongbụngembétuổauxerre vs ở Bình Chánh, TP.HCM) được gia đình đưa vào BV Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng hoảng loạn. Trước đó, khi đang chơi, bé ngậm và nuốt viên pin con ó dài khoảng 4cm vào miệng và báo với ba mẹ.

{keywords}

Cục pin tiểu nằm trong dạ dày em bé và hình ảnh dị vật lúc gắp ra ngoài. Ảnh:BSCC

Tại đây, bác sĩ tiến hành chụp X quang, kết quả cho thấy cục pin nằm lọt thỏm trong dạ dày của bé, nếu không nội soi gắp kịp thời sẽ gây bỏng điện, loét dạ dày của bé. Nguy hiểm hơn, viên pin sẽ đi xuống đường ruột, có khả năng gây tắc ruột, bỏng đường tiêu hóa và nhiễm trùng máu,… Lúc này, bệnh nhi phải trải qua nhiều ca phẫu thuật phức tạp và tốn kém hơn.

Bác sĩ Lê Đức Lộc - Khoa Tiêu hóa- cho biết, viên pin có trọng lượng khá nặng nên nhanh chóng nằm sâu dưới phần thấp phình vị. Do đó, để lấy được, các bác sĩ phải đặt sonde dạ dày liên tục hút bớt dịch tiết, thức ăn cũ để gắp thành công viên pin ra khỏi cơ thể bé. Hiện sức khỏe của bé đã ổn định, hoàn toàn không gặp biến chứng.

{keywords}

Em may mắn thoát chết khi bác sĩ đã gắp cục pin trước khi bị "tiêu hóa" trong bụng. Ảnh: BSCC


Bác sĩ Lộc khuyến cáo những ngày Tết, khối lượng công việc nhiều, cha mẹ bận rộn hơn nhưng cũng phải luôn quan tâm đến trẻ. Tốt nhất, không nên để trẻ cầm nắm, tiếp xúc với các loại hạt, quả nhỏ dễ trôi tuột vào miệng, đồ chơi có kích thước quá nhỏ, đặc biệt là pin. Các loại pin chứa nhiều chất độc hại như cadimi, thủy ngân,… Khi bị han gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này có thể đi ra ngoài, gây độc hại, bỏng,… Khi nghi ngờ trẻ hóc dị vật, gia đình phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Phan Nhơn

分享到: