3 thách thức lớn trong dạy trực tuyến lớp 1_keo anh

La liga2025-01-23 12:26:221595

Ngày 12/9,áchthứclớntrongdạytrựctuyếnlớkeo anh Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN tổ chức Chương trình Tọa đàm với chủ đề “Hướng dẫn một số nghiệp vụ sư phạm cơ bản trong dạy học trực tuyến ở tiểu học”.

{keywords}
Đây là buổi tư vấn thứ hai trong chuỗi chương trình hỗ trợ giáo viên tiểu học thuộc khuôn khổ các hoạt động của Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học do ĐH Quốc gia Hà Nội và VNPT phối hợp thực hiện.

Tham gia buổi tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội và TS. Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

3 thách thức lớn trong dạy trực tuyến lớp 1

Theo TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, sau gần một tuần triển khai dạy học trực tuyến trên cả nước, nhất là với học sinh lớp 1, có 3 thách thức rất lớn đang đặt ra.

Thứ nhấtlà sự bỡ ngỡ của tất cả khi đồng thời áp dụng một phương thức dạy học mới.

Thứ hailà sự căng thẳng của tất cả khi sử dụng tích hợp công nghệ.

Và thứ balà sự thiếu hụt mang tính hệ thống của việc đảm bảo hạ tầng, thiết bị và các tài nguyên số cần thiết.

{keywords}
Bé lớp 1 với buổi đầu học trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng

TS Cường cho rằng một trong những nguyên nhân chính tạo ra thách thức, khó khăn đó là cách tổ chức các hoạt động tương tác của giáo viên trong quá trình dạy học.

“Cần phải hiểu sự tương tác ở đây bao gồm: Tương tác trực tiếp nhưng không tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong giờ học online; Tương tác gián tiếp giữa giáo và học sinh trước và sau giờ học online; Tương tác với cha mẹ học sinh để đảm bảo kết nối và trợ giúp từ phía họ”.

Vì vậy, theo TS Cường, đối với học sinh lớp 1, giáo viên nên cố gắng duy trì sự kết nối bằng nhiều cách để hỗ trợ các em. Giáo viên nên dành một số buổi học ban đầu (thậm chí 1-2 tuần) không dạy học mà chủ yếu để làm quen, hướng dẫn các thao tác cơ bản trên ứng dụng và thiết bị cả học sinh và phụ huynh; trao đổi/kể chuyện với học sinh… để tạo môi trường thân thiện. 

"Dạy học tiểu học, nhất là cho học sinh lớp 1,2 cần phải lấy sự hứng thú và  tham gia của học sinh làm cái gốc! Ở lứa tuổi này, mỗi bài học nên là một trò chơi; kiến thức, kĩ năng cần hình thành chính là luật chơi; giáo viên, cha mẹ học sinh chính là bạn cùng chơi; và công nghệ phải là đồ chơi!" - TS. Tôn Quang Cường

Giáo viên cũng cần tổ chức hoạt động tương tác trong giờ học online. "Mỗi một bài học là một "bộ hồ sơ" nội dung học liệu số với các định dạng khác nhau (ảnh, âm thanh, video clip, thẻ trực quan...) và thực hiện các hoạt động tương tác đó".

Lưu ý được TS Cường đưa ra là tổng thời gian học online không nên quá 2 tiếng/ngày; cần được chia thành nhiều phiên, mỗi phiên không quá 20 phút; giữa các phiên cần có giải lao 5 phút; ở phiên thứ 3 nghỉ 10 phút - không nên giải lao lâu vì sẽ mất thời gian khởi động lại.

"Thực hiện các hoạt động rõ ràng, rành mạch, không vội vàng, không hối thúc…, đảm bảo học sinh xem, nghe và cùng làm theo; gọi tên học sinh rõ ràng; thường xuyên khen ngợi, biểu dương, nói lời tích cực đối với học sinh.

Hình ảnh hóa, trực quan hóa tối đa mọi hoạt động.

Trong trường hợp bị mất kết nối thiết bị quá lâu, có thể gọi Zalo nhóm để động viên, trấn an học sinh" - TS Cường đưa ra các lưu ý.

Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức hoạt động tương tác ngoài giờ học online như duy trì nhóm Zalo với học sinh, phụ huynh, thu thập thông tin phản ánh về việc học tập; Gọi điện trao đổi với chính học sinh nếu có những điều cần lưu ý, dặn dò, động viên, nhắc nhở…; Gọi điện, nhắn tin trao đổi, cập nhật liên tục với phụ huynh để yêu cầu trợ giúp cá nhân; gửi các video hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh...; Chụp ảnh, gửi qua Zalo các nội dung, thông điệp cần thiết…

"Trong học trực tuyến, bản thân học sinh luôn có xu hướng sợ bị cô đơn khi bị mất giao tiếp, lo lắng khi không hiểu lời cô giảng, nội dung bài giảng, lúng túng khi bắt chước các thao tác hoặc bất an khi thất làm không đúng theo yêu cầu, bỡ ngỡ khi sử dụng công nghệ… Do đó, người giáo viên cần phải thực sự là bạn cùng chơi, bạn cùng học trong mọi hoạt động của trẻ" - TS Cường nhấn mạnh.

Khuyến nghị 

Cũng trong buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Chí Thành – Chủ nhiệm Khoa Sư phạm nêu ra 4 phương án dạy học trong bối cảnh Covid-19, bao gồm: Dạy học trực tuyến; Dạy học qua truyền hình; Dạy học qua sóng radio; Phát phiếu, tài liệu in tới cha mẹ  học sinh thông qua email, bưu điện kết hợp với các phương thức trực tuyến khác.

Theo TS Thành, để thực hiện những phương án dạy học này, nhà trường, cán bộ quản lý và giáo viên sẽ có những công việc cần làm khác nhau.

Nhà trườngcần chuẩn bị cơ sở vật chất: tốc độ đường truyền, máy tính, bảng thông minh và các phần mềm trong trường hợp nhà trường muốn ghi hình hay thực hiện các video clip giảng dạy hiệu quả và hấp dẫn; Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng dạy học trực tuyến. Đặc biệt, nhấn mạnh đến kĩ năng thiết kế các hoạt động kiểm tra - đánh giá; Hệ thống bài giảng trực tuyến hay hình thức đánh giá các giờ dạy của giáo viên. Ngoài ra là việc quản lí chất lượng hệ thống các nội dung dạy học trực tuyến; có chính sách phù hợp đối với giáo viên.

Nhà trường cũng cần kết hợp hài hòa giữa các môn học triển khai dạy trực tuyến để có một kế hoạch học trực tuyến của học sinh khả thi và phù hợp. Không để học sinh quá tải về kiến thức, thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển tự nhiên của học sinh phổ thông. 

Cán bộ quản lí phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.

Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp;

Còn giáo viêncần có kiến thức của 3 lĩnh vực trong mô hình giáo viên trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay là mô hình TPACK (CK - Content Knowledge: kiến thức chuyên môn; TK - Technology Knowledge: kiến thức công nghệ; PAK - Pedagogy Knowledge: kiến thức sư phạm).

Theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành, đối với dạy học trên truyền hình, nhiệm vụ của giáo viên là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn học sinh học các bài được phát trên truyền hình; Gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh theo các bài học trước khi bài học được phát trên truyền hình; Liên hệ với gia đình để phối hợp tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học tập trên truyền hình. Tiếp nhận báo cáo kết quả học tập trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả học tập thông qua báo cáo kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình giáo dục.

Phương Chi

Phụ huynh mong giảm môn, giảm thời gian học online với lớp 1

Phụ huynh mong giảm môn, giảm thời gian học online với lớp 1

Trong tình hình bất khả kháng, giáo viên và phụ huynh ở các địa phương đang phải dạy học trực tuyến đều có những phương thức và mong muốn để trẻ ở những lớp học nhỏ nhất có thể có những buổi "lên lớp" hiệu quả nhất.

本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/651e499331.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Quang Hùng MasterD cùng hàng ngàn khán giả hát loạt hit ở show "Anh trai"

Facebook Quang Hải bị hacker tấn công và 3 cách bảo vệ tài khoản Facebook

Đề nghị xem xét kỷ luật Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh

Gửi 10.000 lời cầu nguyện đến Nhật Bản

'Cây táo nở hoa' tập 5: Hạnh yêu cầu chồng đuổi các em ra khỏi nhà

Xây dựng chiến lược dữ liệu số tạo đột phá chuyển đổi số Hải Phòng

'Mê mẩn' những hoạ tiết cực hot với teengirl mùa xuân hè

Trải lòng của biên tập viên chuyên làm sách Haruki Murakami

友情链接