Bắt đầu cuốn tiểu thuyết bằng không gian trong một lớp thực tập sinh tại Vương quốc Anh và vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu về nạn buôn người,độâmtiểuthuyếtchânthựcvềvấnnạnngườiViệtvượtbiênvàbảng xếp hạng giải vô địch costa rica cách dẫn chuyện của Thảo Trang thể hiện sự mạch lạc, khôn khéo. Chúng ta có thể bắt gặp lối vào truyện tương tự trong các bộ phim bom tấn của Hollywood.
Xin mở ngoặc, Thảo Trang là tác giả kịch bản của bộ phim nổi tiếng Tết ở làng địa ngục.
Quay lại với 25 độ âm, theo Thảo Trang, cô đã phải thực hiện 200 cuộc phỏng vấn với những người trong cuộc để khai thác tối đa nhiều góc cạnh về nạn vượt biên nhức nhối mà quê hương Hải Phòng của cô cũng có rất nhiều người liều mạng ra đi. Bởi thế tiểu thuyết đạt được tính chân thực rất cao. Sách dày 327 trang với 13 chương do NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành vào tháng 7/2024.
25 độ âm là ngưỡng khiến cơ thể cháy từ nội tạng - điều mà chúng ta không hề hay biết. Đấy là lý do tại sao một số người chết cóng thường cởi bỏ hết quần áo.
Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Lam, một cô bé có cuộc đời khá bất hạnh. Lớn lên từ cô nhi viện, Lam bị lạm dụng từ nhỏ và khi trở về làm con nuôi trong một gia đình, cô cũng không có được tình yêu thương từ cha mẹ nuôi.
Theo mô tả, đó là một làng biển ở miền Trung, làm nghề muối. Vì nghèo mà Lam trở thành cứu cánh cho gia đình bố mẹ nuôi. Họ nhẫn tâm đẩy một kiếp người rong ruổi trong giấc mơ kiếm ngoại tệ. Cái hay của nữ nhà văn là sự chuyển cảnh từ ruộng muối mênh mông, mặn mòi qua những cánh rừng châu Âu với tuyết trắng chôn vùi cuộc đời của người vượt biên.
Độc giả sẽ cảm nhận ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, những bước chuyển trường đoạn kịch tính từ Việt Nam sang châu Âu thật sáng tạo của tác giả. Chúng ta như đang phải rảo bước cùng đoàn lữ hành để vào Anh quốc, có cảm giác là chính bàn chân mình dẫm lên thảm lá khô trong rừng Ukraine, cũng có khi bước chân đó lún sâu vào những khu rừng tuyết trắng khi nhiệt độ xuống âm tại Ba Lan.
Tôi cho rằng nếu những người dân ở những vùng quê nghèo muốn vượt biên đổi đời khi đọc tới những trang sách này sẽ chùn bước... Đời thực vô cùng khắc nghiệt!
Xuất phát từ Nga với hộ chiếu hợp pháp theo các băng nhóm buôn người quốc tế có tổ chức, họ đi qua Ukraine, Ba Lan, Đức, Pháp rồi tới Anh. Là một người từng liều mạng đi nước ngoài mưu sinh, tôi cho rằng Thảo Trang không những là một cây viết đầy sáng tạo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách dẫn chuyện điêu luyện mà cô còn tỉ mỉ trong điều tra quá trình vượt biên. Tác giả tìm hiểu rất rõ về các băng đảng buôn người mới có thể viết được một tiểu thuyết hư cấu nhưng chân thực như vậy.
Quay lại với hành trình vượt biên thảm khốc. Từng tấn bi kịch của cuộc đời mỗi nhân vật đã diễn ra trong từng trang tiểu thuyết. Có những ngày đói rét và khát cháy cùng đôi bàn chân phồng rộp lê lết, họ phải đi tìm côn trùng, thậm chí xác một con dơi nấu lên lấy nước cũng trở thành bữa canh đặc biệt.
Tôi phải nín thở khi đọc về đoạn vượt sông Tử Thần bằng cách nằm trong bao bóng để thợ lặn dìm xuống rồi kéo qua khúc sông 60m. Ngay cả những thợ lặn trong đường dây buôn người đó cũng vong mạng mà không nhận được sự tiếc thương của đồng phạm. Tất cả hình ảnh, âm thanh kể cả sự ngộp thở của người chìm dưới lòng sông trên hành trình khủng khiếp hiện ra trong liên tưởng của người đọc. Thật không ngờ những tai họa liên tục ập đến bởi kẻ buôn người vô nhân tính.
Có những cô gái đặt chân tới được Anh cũng bụng mang dạ chửa, sinh ra những đứa bé không biết mặt mũi cha, quốc tịch mờ mịt. Tệ nạn cướp bóc, giết người, hãm hiếp, hôi của luôn rình rập đoàn người. Tại sao không ai cảnh báo cho họ rằng: “Hãy đừng bao giờ bước chân vào con đường địa ngục để đến thiên đường vì con đường đó sẽ biến bạn thành những thây ma”.
Cung đường cuối cùng - chương cuối 25 độ âm -là đêm giao thừa mà tác giả tài tình lồng vào đó giấc mơ đổi đời trong giây phút chuyển giao năm cũ sang năm mới. Tất cả 13 con người mang theo giấc mơ sống tại nước Anh được thả bước trên những cung đường tấp nập, mặc những bộ đồ thật đẹp hướng đến tháp Elizabeth vọng nghe tiếng chuông của đồng hồ Big Ben.
Nhưng không... 12 người đã ra đi dưới hình hài cơ thể người tuyết co quắp trong cỗ xe đông lạnh. Cơ hội sống sót thuộc về người thứ 13, nhân vật chính - Lam đã bền bỉ sống cùng một lưỡi cưa thép được cô chuẩn bị từ trước. Phần hai cuốn sách (chưa xuất bản) sẽ mở ra cung đường mới chăng?
Liệu người thoát ra khỏi thùng container đông lạnh có phải là Lam hay không?
Cuộc đời của những người vượt biên tại Anh sẽ ra sao?
Địa ngục hay là thiên đường?
Tất cả đang mở ra trên trang sách được chờ đón.
Hay như một đoạn văn trong cuốn nhật ký mà Lam đã viết lại: “Có hai con đường dành cho những người như chúng tôi. Một là chết, hai cũng là chết, nhưng muộn hơn. Khi tôi thấm thía được những điều này thì quá muộn…”.
Ảnh: BTC
'Walden - Một mình sống trong rừng' và hành trình tìm về bản ngãẤn bản bỏ túi ”Walden - Một mình sống trong rừng" của triết gia Henry David Thoreau là một tác phẩm kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu độc giả, là người bạn đồng hành cho những ai khao khát tìm về với thiên nhiên và tìm lại chính mình.