Ngực cứng ngay sau phẫu thuật và không mềm qua thời gian là dấu hiệu lâm sàng rõ nét của biến chứng giả bao xơ và co thắt bao xơ,ấuhiệugiảbaoxơsaunângngựkết quả tỷ số brazil nhưng nhiều chị em lại nghĩ bình thường.
Dưới đây là chia sẻ của Ths.Bs Hồ Cao Vũ, hiện công tác tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Chợ Rẫy, có hơn 15 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục biến chứng giả bao xơ trong phẫu thuật nâng ngực.
Nguyên nhân gây giả bao xơ sau nâng ngực
Chọn túi ngực không phù hợp
Lựa chọn túi ngực phù hợp với cấu trúc giải phẫu của cơ thể là điều quan trọng. Nhiều trường hợp phẫu thuật viên không đánh giá đúng tình trạng ngực có cấu trúc bất thường như lồng ngực lồi, lõm, và gồ.
Từ đó chọn sai size (kích cỡ) túi ngực về đường kính, độ nhô, độ căng của gel bơm trong túi, độ mềm mại của túi, dẫn đến áp lực trong khoang tạo nên áp lực lên túi ngực khiến túi bị bó, siết làm cho ngực cứng sau phẫu thuật và không mềm qua thời gian.
Một số loại túi ngực trên thị trường chưa có độ mềm mại thực sự như một vài loại túi đã có thương hiệu. Khi sờ vào, chúng không có cảm giác mềm bằng hoặc hơn mô tuyến của mình, sẽ không phù hợp với những người có cấu trúc giải phẫu bất thường, da mỏng, và mô tuyến ít.
Kết quả gây nên tình trạng lộ túi, túi ngực cứng, sờ thấy gợn sóng tại một số vị trí viền của khoang.
Tạo khoang đặt túi không chính xác
Việc tạo khoang đặt túi với đường kính nhỏ, không phù hợp với kích thước và hình dáng của túi ngực là nguyên nhân tiếp theo. Phẫu thuật viên không tiên lượng được những nguy cơ và hậu quả theo thời gian sử dụng, đặc biệt là với những người có cấu trúc giải phẫu bất thường.
Đường kính khoang đặt túi nhỏ so với đường kính túi ngực hoặc khoang tạo sai vị trí dẫn đến túi ngực không trải đều đủ ở cực trên, dưới, trong và ngoài tạo nên áp lực lên túi, dẫn đến giả bao xơ sau phẫu thuật.
Áp lực từ bên ngoài kéo dài làm khoang đặt túi bị dãn rộng, gây biến dạng khoang và dẫn đến các tình trạng như túi ngực nằm phần lớn trên đầu ti, túi ngực nằm phần lớn dưới đầu ti, túi ngực nằm phần lớn cực trong, túi ngực nằm phần lớn cực ngoài và một dấu hiệu dễ nhận biết là khi vị trí đầu ti không nằm trung tâm túi bầu ngực.
Kích thước khoang đặt túi lớn hơn so với kích thước túi, hậu quả túi chạy trong khoang, các tổ chức không đồng nhất với nhau, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và cảm giác của chị em.
Dấu hiệu nhận biết giả bao xơ
Ngực cứng sau phẫu thuật
Đây là dấu hiệu cần được theo dõi ngay sau phẫu thuật và trong 6 tháng liên tiếp. Nếu ngực không mềm sau 6 tháng cần đến bác sĩ chuyên khoa bệnh lý và thẩm mỹ vùng ngực để thăm khám, kiểm tra.
Ngực không mềm qua thời gian
Với những trường hợp túi mềm dần trong 6 tháng, chị em không nên lo lắng. Chỉ trường hợp túi không mềm theo thời gian thì cần theo dõi và khám tại bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử lý tối ưu.
Ngực cứng hơn sovới trước khi đặt túi
Một số trường hợp đặt túi có vỏ dày, sờ vào cảm giác cứng thì khi đặt vào khoang ngực, cảm giác cứng của túi thường không thay đổi. Một số trường hợp khách hàng sẽ được tư vấn bơm mỡ giúp tạo sự mềm mại.
Tuy nhiên, bơm mỡ cũng có những rủi ro như mỡ không tan tạo nên những cục canxi hóa lộm cộm, gây nhầm lẫn với vi canxi hóa trong ống tuyến vú khi tầm soát ung thư vú, dẫn đến khó khăn bỏ sót thương tổn.
Cách phòng ngừa và khắc phục biến chứng giả bao xơ
Chọn size túi phù hợp với cấu trúc giải phẫu
Không nên chọn size túi quá to, độ nhô cao, không mềm mại với các trường hợp có cấu trúc giải phẫu bất thường.
Sử dụng kỹ thuật phẫu tích điểm chính xác
Phương pháp phẫu tích mù (Blunt Dissection) - phẫu tích bằng các dụng cụ hoàn toàn với cảm nhận bằng tay mà không thấy được trực tiếp mô vị trí cần bóc tách tạo khoang.
Nâng ngực bằng đường nách, chân ngực, quầng vú với kỹ thuật phẫu tích mù bằng tay và sử dụng dao đốt điện thường có nhược điểm như: phải tiêm một lượng thuốc co mạch và thuốc tê lớn tại các chỗ bám của cơ ngực lớn, nguy cơ chảy máu cao, chấn thương mô, tiết dịch nhiều, khó khăn trong quá trình tạo hình khoang đặt túi, cực trong - ngoài được chính xác.
Bác sĩ Vũ lưu ý, ngực sau khi đặt túi, độ mềm của túi phải đồng nhất với độ mềm của mô tuyến vú hiện tại. Một số trường hợp mô tuyến vú xơ chai do cơ địa hoặc quá trình cho bé bú, hút sữa nhiều…, thì sau khi đặt túi không cải thiện được vấn đề này.