Ngày 21/12/2023,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngnhấnmạnhsứmệnhhạtầngcủtỷ số fc koln VNPT tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch năm 2024. Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn đạt 54.856 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 4.468 tỷ đồng.
Theo phân tích của ông Liêm, hiện dịch vụ di động chỉ chiếm 34,6% doanh thu của VNPT. Trong bối cảnh dịch vụ viễn thông truyền thống đang suy giảm thì việc giữ được doanh thu không giảm là thành công. Tuy nhiên, điểm sáng năm nay của VNPT là dịch vụ cáp quang - chiếm doanh thu lên 29,5% và dịch vụ MyTV - chiếm 5,4% tổng doanh thu. Đây cũng là năm đầu tiên doanh thu băng rộng và truyền hình của VNPT vượt qua doanh thu của dịch vụ di động. Dịch vụ số của VNPT năm 2023 cũng tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ, nhưng vẫn còn giới hạn và chưa chiếm doanh thu nhiều của VNPT.
Ông Huỳnh Quang Liêm cho biết, năm 2024, VNPT đặt mục tiêu tăng trưởng 7,7 – 8%, cao hơn năm 2023. Tuy nhiên, đây cũng là mục tiêu đầy thách thức.
VNPT phải xây dựng hạ tầng số băng thông siêu rộng
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngnhấn mạnh, VNPT đã có những chuyển đổi quan trọng, đã có chiều hướng đi lên, nhưng vẫn chưa thấy sự bứt phá, chưa thấy quyết tâm chiến lược để mở ra được một giai đoạn phát triển mới. Bộ trưởng cho rằng, tăng trưởng tốt của các doanh nghiệp viễn thông phải xung quanh con số 10%.
“Đất nước phát triển thì phải dựa vào không gian mới, không gian phát triển mới thì chủ yếu là không gian số. Không gian mới thì cần hạ tầng mới, đó là hoạt động số. Các nhà mạng chủ chốt, trong đó có VNPT đã chưa đầu tư đi trước về xây dựng hạ tầng số để tạo nền tảng cho phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Cũng vì vậy mà VNPT cũng chưa tìm thấy không gian tăng trưởng mới, trong khi không gian cũ đã hết dư địa, thậm chí suy giảm. Ví dụ như các dịch vụ truyền thống là thoại và SMS đã từng chiếm gần 100 % doanh thu di động của nhà mạng thì cơ bản sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 10%. Những dịch vụ truyền thống này của VNPT vẫn đang chiếm tới 40% thì phải chuẩn bị sẽ giảm xuống dưới 10%. Nếu không có không gian mới thì VNPT sẽ nguy hiểm”, Bộ trưởng nói.
VNPT luôn nhớ nghề của mình là nghề hạ tầng và sức mạnh của mình là sức mạnh hạ tầng, trách nhiệm của mình với đất nước là trách nhiệm hạ tầng, lợi thế cạnh tranh chính của mình là hạ tầng và sứ mệnh của mình là sứ mệnh hạ tầng để người khác, doanh nghiệp khác đứng trên vai mình mà kinh doanh chứ không phải một mình mình đứng trên vai mình Bộ trưởng Nguyễn Mạnh HùngBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong vòng 30 năm tới, ngành sẽ có chuyển dịch quan trọng trong công cuộc đổi mới lần thứ hai từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ công nghệ thông tin sang công nghệ số, từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số, từ tự động hóa sang thông minh hóa và sang trí tuệ nhân tạo, từ xử lý thông tin hữu hạn sang xử lý dữ liệu số vô hạn để sinh ra giá trị mới, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công, lắp ráp sang làm sản phẩm Make in Viet Nam.
Chia sẻ về hạ tầng số Việt Nam tương lai, Bộ trưởng cho rằng, hạ tầng này phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, xanh, thông minh và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư hiện đại hóa, đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số xã hội số.
“VNPT luôn nhớ nghề của mình là nghề hạ tầng và sức mạnh của mình là sức mạnh hạ tầng, trách nhiệm của mình với đất nước là trách nhiệm hạ tầng, lợi thế cạnh tranh chính của mình là hạ tầng và sứ mệnh của mình là sứ mệnh hạ tầng để người khác, doanh nghiệp khác đứng trên vai mình mà kinh doanh chứ không phải một mình mình đứng trên vai mình”, Bộ trưởng nói.
Đầu tư vào 5G để mở rộng không gian mới
Năm 2024 là năm Bộ TT&TT sẽ thương mại hóa 5G trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, VNPT hãy lập kế hoạch để phủ sóng toàn quốc ngay trong năm 2024 và sử dụng 5G SA (Sử dụng công nghệ 5G không cần đi qua giai đoạn trung gian 4,5G).
Bộ trưởng nhấn mạnh, một nhà mạng muốn phát triển bền vững thì mỗi năm phải đầu tư từ 15 – 20% doanh thu cho mạng lưới, bởi nếu không đầu tư là chết.
Chủ đề năm 2024 của Bộ TT&TT là phổ cập hạ tầng số, sáng tạo, ứng dụng số để phát triển kinh tế số, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Phát triển kinh tế số thì quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Vậy ai sẽ là người làm việc này? Đó phải là các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải là người sáng tạo ra các ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành.
Bộ trưởng đưa ra dẫn chứng việc các nhà mạng Trung Quốc đã giải phóng sức lao động cho hàng triệu cô gái vẫn hàng ngày cứ cầm kính lúp soi các bản mạch in để phát hiện lỗi. Họ dùng camera có gắn SIM 5G và chụp ảnh bản mạch chuẩn để chuyển về trung tâm dữ liệu, sau đó dùng AI để so sánh, phát hiện bản mạch bị lỗi. Đó là một ứng dụng số rất đơn giản, rất dễ làm nhưng giá trị mang lại thì vô cùng lớn và cũng giúp cho đất nước tăng năng suất lao động.
Vì vậy, nếu không có 5G thì không có tăng trưởng 10%, nhưng tăng trưởng 10% thì không chỉ là 5G mà là một hệ sinh thái 5G. Vậy VNPT hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và các lĩnh vực. Đây cũng chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“VNPT từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp khác. Phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. VNPT làm 5G và các ứng dụng công nghiệp 5G cũng chính là góp phần tăng năng suất lao động trong quốc gia”, Bộ trưởng nói.
Chia sẻ tiếp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, 5G cũng sẽ thúc đẩy phát triển IoT. Nếu phát triển tốt thì đến năm 2025, Việt Nam lại có một 100 triệu thuê bao IoT và đến năm 2030 thì ít nhất là 200 triệu thuê bao IoT. Thế nhưng, không phải tự nhiên mà có được các thuê bao này, VNPT phải phát triển các ứng dụng để làm bùng nổ IoT ở Việt Nam và bùng nổ IoT chính là chuyển đổi số, chính là tăng năng suất lao động.
AI và công nghiệp bán dẫn sẽ là “cửa” mới
Sau khi chia sẻ về 5G, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng VNPT phải làm chủ công nghệ AI, cung cấp nó như một dịch vụ và phát triển, bởi AI là công nghệ chính và quan trọng thứ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năm 2024 là năm phát triển AI, nhất là diện hẹp tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực, cung cấp AI chuyên biệt, tập trung và do người dùng tạo ra.
“VNPT phải thành lập ngay một đơn vị về phát triển AI, đưa AI vào mọi lĩnh vực hoạt động của tập đoàn, đưa AI vào điều hành, vào khai thác mạng lưới, vào phát triển mọi sản phẩm dịch vụ của tập đoàn và đặc biệt là dùng AI để sáng tạo các sản phẩm mới, nhất là B2B. Không những vậy, VNPT phải nắm chắc công nghệ AI để có thể nhận và giải quyết những bài toán lớn quốc gia”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng chia sẻ tiếp, một khi mọi người còn phát triển dựa trên thông tin, dựa trên dữ liệu như một yếu tố đầu vào của sản xuất thì việc xử lý dữ liệu, tức là chip bán dẫn sẽ tiếp tục là trọng yếu. Một số quốc gia đã đưa ra khái niệm mới là hạ tầng tính toán. Máy tính đã trở thành năng lực tính toán một loại hạ tầng mới, một loại năng lượng mới cho sự phát triển của nhân loại. VNPT phải trở thành nhà cung cấp hạ tầng tính toán. IDC và Cloud là hạ tầng viễn thông mới, là một trong những thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số nên khoảng 6 – 7 năm nữa, doanh thu từ IDC, Cloud từ hạ tầng tính toán sẽ lớn hơn viễn thông rất nhiều.
Người đứng đầu Bộ TT&TT còn cho hay, năm 2024 cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và không chỉ có như vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30 – 50 năm tới. Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số. Công nghiệp chuyển đổi số là thị trường lớn nhất của chất bán dẫn. Việt Nam với 100 triệu dân là một thị trường lớn lại đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hóa nhanh, chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng điện tử nhiều nên sẽ là một bối cảnh thuận lợi cho công việc bán dẫn và công nghiệp điện tử. VNPT nếu muốn phát triển lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghiệp điện tử, công nghiệp viễn thông thì phải có tầm nhìn lớn hơn và một quyết tâm lớn hơn.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Vốn tại doanh nghiệp kỳ vọng VNPT phát huy sáng tạo để trở thành tập đoàn nhà nước vững mạnh của quốc gia.
Ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT, cho biết VNPT đã và đang làm chủ công nghệ mới như AI, bigdata, blockchain… vốn là sân chơi của các tập đoàn công nghệ mới. Những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ TT&TT sẽ là định hướng cho VNPT trong thời gian tới để mở rộng không gian thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ tập đoàn này.