Đại diện ban tổ chức trao giấy khen cho các tập thể đạt giải tại cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật” lần I năm 2019
Đổi mới hình thức,ổngkếtnămthựchiệnChỉthịsốsố liệu thống kê về man utd gặp brentford nội dung tuyên truyền
“Mỗi cá nhân, các ngành, các cấp cần phải suy nghĩ về cách đổi mới tuyên truyền pháp luật sao cho phù hợp và có hiệu quả”. Đó là phát biểu của ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9-12-2003 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” và 5 năm Luật Hòa giải ở cơ sở; tổng kết công tác PBGDPL năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Điều này cho thấy, việc đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật từ nội dung đến hình thức luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, từ đó đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền PBGDPL.
Trong 15 năm qua, Hội đồng PBGDPL tỉnh đã tổ chức tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Đáng chú ý là hình thức tuyên truyền trực tiếp. Đây là hình thức tuyên truyền được áp dụng nhiều và rất có hiệu quả trong công tác PBGDPL thông qua hoạt động nghiệp vụ, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, xét xử lưu động, sinh hoạt văn nghệ, sinh hoạt đoàn thể, tổ dân phố (ấp), sinh hoạt cơ quan, tổ chức... Theo số liệu báo cáo của các sở, ngành, huyện, thị trong 15 năm qua đã tuyên truyền trực tiếp 599.112 cuộc với 35.946.720 lượt người dự; tổ chức 3.060 cuộc hội nghị, hội thảo với 84.000 người dự; 6.897 hội thi ở các cấp với 771.792 người tham dự; trong đó các hình thức hiệu quả.
Công tác tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng được xác định là một kênh tuyên truyền pháp luật trực tiếp có hiệu quả, vừa góp phần xây dựng và giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, vừa giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Thông qua hoạt động hòa giải cơ sở đã góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu nại tố cáo vượt cấp và các tranh chấp phải giải quyết ở tòa án các cấp; góp phần xây dựng gia đình văn hóa, khu ấp văn hóa. Tính đến thời điểm 8-2019, toàn tỉnh có 592 tổ hòa giải với 4.406 hòa giải viên; trong 15 năm các tổ hòa giải đã đưa ra hòa giải 41.499 vụ việc; hòa giải thành được 32.086 vụ việc đạt 77,3 %. Số lượng vụ việc hòa giải hàng năm theo xu hướng giảm dần, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, cách làm mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền pháp luật như trang thông tin điện tử, thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, tuyên truyền qua Zalo, Facebook… đã góp phần rất lớn cho việc tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân.
Nói về hình thức tuyên truyền PBGDPL trong thời gian qua, bà Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, cho biết: “Những năm gần đây, công tác PBGDPL thường xuyên có sự đổi mới về hình thức và nội dung sao cho phù hợp với đối tượng tuyên truyền, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền. Trong năm qua Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã tổ chức 3 cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trên internet” năm 2019 với 32.807 bài thi về chủ đề Luật Tố cáo; Luật Khiếu nại, Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng, Cải cách hành chính; tổ chức cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật” với 33 tiểu phẩm tham gia cuộc thi. Các ngành, các cấp đều tổ chức các cuộc thi dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như thi sân khấu hóa. Đặc biệt, nhiều cơ quan đơn vị, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức cuộc thi”.
Xuất hiện nhiều mô hình hay
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.454 Câu lạc bộ (CLB) Tuyên truyền pháp luật, hầu hết các CLB đều phát huy hiệu quả góp phần tuyên truyền ý thức pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân. Điển hình, như: CLB Nông dân với pháp luật, Phụ nữ với pháp luật, Thanh niên với pháp luật; CLB Phòng chống tội phạm, CLB Trợ giúp pháp lý, tổ trợ giúp pháp lý; tổ chức tư vấn pháp luật... Thông qua sinh hoạt, các CLB này đã lồng ghép nhiều nội dung pháp luật nhằm tuyên truyền đến các thành viên trong CLB.
Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW và 5 năm Luật Hòa giải ở cơ sở, đại diện một số đơn vị đã trình bày tham luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền PBGDPL tại đơn vị, địa phương của mình. Đáng chú ý là công tác tuyên truyền pháp luật tại các khu nhà trọ, người lao động trong các doanh nghiệp, cũng như các tổ hòa giải ở địa phương góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giảm thiểu áp lực cho công tác hòa giải tại phường, xã.
Ông Đặng Minh Hưng, phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh cho rằng trong những năm qua, toàn tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của mặt trận, đoàn thể các cấp và cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân nên công tác PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần bám sát kế hoạch của tỉnh, tình hình thực tế của ngành, địa phương để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư phù hợp.
Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và 5 năm Luật Hòa giải ở cơ sở; tổng kết công tác PBGDPL năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 27 tập thể, 33 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX và 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Sở Tư pháp cũng trao giấy khen cho 16 đơn vị có tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật” lần I năm 2019.