Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Làm gì để bảo đảm an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước?ănchặnpháttánvirusrấtcầncósựthamgiacủacảcộngđồlịch thi đấu ngày” do ICTnews tổ chức mới đây, trả lời câu hỏi của độc giả về việc mạng xã hội hiện là nguồn phát tán virus rất mạnh, mà các cơ quan như VNCERT hay các doanh nghiệp về bảo mật thường chỉ đưa ra khuyến cáo sau khi virus đã hoành hành. Vậy có cách nào để các cơ quan chuyên môn về bảo mật có thể giám sát và cảnh báo sớm hơn tới người dùng hay không? Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT cho biết, hoạt động theo dõi, giám sát nguồn tấn công mạng và phát tán virus đã được VNCERT là cơ quan điều phối quốc gia, chuyên trách về ATTT thường xuyên quan tâm và chú trọng. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua việc VNCERT đã phát cảnh báo sớm 3 tuần trước cuộc tấn công mã độc tống tiền WannaCry tại công văn số 123/VNCERT-ĐPƯC ngày 24/4/2017 trước khi sự cố xảy ra trên diện rộng vào ngày 12/5/2017, do vậy góp phần đưa Việt Nam tránh được thiệt hại so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin và ngăn chặn các cuộc tấn công, phát tán Virus không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về ATTT mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Khi phát hiện được dấu hiệu của việc phát tán virus, cộng đồng xã hội cần thông báo đến các cơ quan chuyên môn về ATTT sẽ góp phần hiệu quả trong việc cảnh báo sớm các cuộc tấn công mạng.
Bên cạnh đó, vấn đề trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ATTT và các đơn vị vận hành hệ thống thông tin quan trọng, các nhà mạng Viễn thông, Internet, các cơ quan chuyên môn về ATTT và người dùng là cực kỳ quan trọng góp phần giúp cảnh báo sớm trên diện rộng. Nhưng rào cản hiện nay là tâm lý ngại chia sẻ thông tin về sự cố an toàn thông tin.