'Điều chỉnh thông tư dễ hơn sửa sách Công nghệ Giáo dục'_kèo nhà cái 88 net trực tiếp

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 11:27:01 评论数:

Ngày 25/9,ĐiềuchỉnhthôngtưdễhơnsửasáchCôngnghệGiáodụkèo nhà cái 88 net trực tiếp 5 ngày trước khi kết thúc thời hạn thẩm định các bộ sách giáo khoa (30/9), Bộ GD-ĐT có công văn trả lời ý kiến của PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào về kết quả thẩm định sách giáo khoa do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.  Sáng 30/9, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục sau khi ông nhận được phản hồi của Bộ GD-ĐT về kiến nghị của mình.

Ông có ý kiến gì trước phản hồi của Bộ GD-ĐT về kiến nghị việc bộ sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị loại?

Tôi đã đọc kỹ câu trả lời của Bộ GD-ĐT và cảm thấy vẫn chưa thỏa đáng. Câu trả lời ấy mới chỉ nhắc lại các thông tư, nghị quyết mà chưa chạm đến 4 vấn đề chúng tôi đã nêu. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ về vấn đề này.

Tôi thấy buồn bởi như thế thì không thỏa đáng và không còn hy vọng. Trong khi đây là tâm huyết của các thế hệ Trung tâm Công nghệ giáo dục và cả các địa phương, giáo viên.

Nhưng đây là vì giáo dục. Đừng tưởng lớp 1 là đơn giản mà thực tế lại khó nhất trong dạy học, thậm chí khó hơn cả đào tạo tiến sĩ.

Tôi nghĩ trong trường hợp điều chỉnh Thông tư dễ hơn là sửa sách. Bởi sách phải qua 40 năm, gần cả cuộc đời, giờ nói sửa theo ý của người khác đâu có dễ.

Nếu theo quan điểm của Hội đồng thẩm định thì gọi là nhiều bộ sách nhưng thực chất chỉ là một, bởi tất cả vẫn theo một cái khung đó.

{keywords}
PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Anh Minh.

Ví dụ, sách Tiếng Việt, Hội đồng thẩm định đánh giá một số bài đọc dài. Nhưng có thể với học sinh này thấy dài thì chỉ đọc nửa bài nhưng học sinh khác đọc hết bài vẫn còn thừa thời gian. Như vậy có sự phân hóa, đáp ứng khả năng và điều kiện của mỗi học sinh để phát triển.

Hay trước đây người ta cứ bắt bẻ tại sao sách dùng là “bể” mà không phải là “biển”. Trong khi “bể” hay “biển” thì trong  từ điển đều có cả chứ có sao đâu.

Hay là người ta bảo là học sinh chưa hiểu cao nhưng có phải cái gì cũng có thể và cần hiểu hết nghĩa ngay đâu. Bây giờ có nhiều thuật ngữ y học hay 4.0 chúng ta có biết đâu, nhưng phải chấp nhận tìm hiểu dần dần và hiểu biết hơn.

Việc sách khó hay dễ ra sao phải hỏi trẻ chứ? Bây giờ thời đại 4.0 hay 3G, 4G tôi chịu mặc dù là tiến sĩ khoa học. Nhưng trẻ con thì học được, nhập cuộc ngay được.

Tôi đi hết những vùng khó khăn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,… thấy học sinh dân tộc đều học sách này được cả. Và rồi đều đọc thông viết thạo, không tái mù chữ.

Bộ ít nhất phải có những đối thoại, tìm hiểu và coi trọng thực tiễn hơn các thông tư. Nhưng dường như Bộ đang “vô cảm” trước thực tiễn.

Chúng tôi thường xuyên đi khảo sát các trường học và nhận thấy, hơn 930.000 học sinh đang theo học Công nghệ giáo dục đều hạnh phúc vì chúng học đến đâu chắc đến đó, không tái mù chữ, đầu ra hơn quy định của Bộ; còn phụ huynh đều yên tâm vì “học sinh là trung tâm”, “đi học là hạnh phúc”.

Không đồng tình với những đánh giá của Hội đồng thẩm định, vậy ông nghĩ bộ SGK này cần phải được thẩm định theo những tiêu chí khác?

Đúng vậy! Nhưng tôi nói thì sẽ không khách quan nữa. Nhà Ngôn ngữ học là GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã từng nói: “Sách của GS Đại nên được thẩm định theo cách khác”. Có nghĩa là, không nên đòi hỏi tất cả bộ sách giáo khoa đều phải được biên soạn giống nhau đến từng nội dung, chi tiết. Nếu thẩm định theo cách như vậy, những bộ sách được thông qua của một môn học sẽ trở thành những biến thể của một bộ sách.

{keywords}
 

Đánh giá một cách khách quan, ông cho rằng bộ sách này còn những điểm hạn chế gì, và nếu có cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện như thế nào?

Bộ sách này trước đó đã được nhiều hội đồng đánh giá. Năm 1990, Hội đồng quốc gia đã nghiệm thu đánh giá và đề nghị Bộ GD-ĐT cho triển khai ở những nơi có điều kiện. Đến năm 1994, Đề án Chuyển giao công nghệ giáo dục cũng đã được đánh giá và hoàn thiện đến lớp 3. Năm 2017, 2018 Bộ đã thành lập Hội đồng quốc gia để thẩm định khi dư luận dấy lên những luồng ý kiến trái chiều, sau đó Bộ cũng đã công nhận cho triển khai.

Những hội đồng trước đều đồng ý cho triển khai, nhưng đến hội đồng lần này lại 100% bỏ phiếu “Không đạt”. Tôi không hiểu được điều đó.

Về mặt thực tiến mọi người đều đón nhận. Điều đó đủ để thấy sức sống của bộ sách này như thế nào.

Theo tôi không có gì tròn trĩnh 100%, nhưng về mặt khoa học bộ sách này đã đánh giá nhiều lần, cũng đã kiểm chứng trong thực tiễn và được nghiệm thu.

Bộ sách đã ra đời khá lâu, nếu không sửa đổi để phù hợp theo chương trình mới, liệu có bị “cũ” khi áp dụng cho những năm tới?

Bộ sách này chưa bao giờ là cũ cả. Bây giờ người ta vẫn nói theo GS Hồ Ngọc Đại là “học sinh là trung tâm” –điều mà trước đây vào những năm 80 từng bị phản đối dữ dội. Hay câu nói “đi học là hạnh phúc”, “mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” giờ cũng đã thành khẩu hiệu trong các trường.

Rồi đến việc học 2 buổi/ngày, giáo dục toàn diện, đưa ngoại ngữ vào từ tiểu học,… Tất cả đều đi từ Trường Thực nghiệm.

Theo tôi quan trọng nhất vẫn là triết lý, quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục. Như vậy bộ sách này là phù hợp, không hề cũ.

Tôi còn nhớ, thời tôi là Vụ trưởng, từ một chương trình một bộ SGK cuối cùng đi tới 4 bộ SGK, nhưng đều thống nhất được mục tiêu và đầu ra do lúc đó có thi tốt nghiệp tiểu học.

Nếu là tác giả của bộ sách, ông có muốn sửa để hoàn thiện sách hơn không?

Sửa chữa không phải là chuyện đơn giản. Sửa một chi tiết cũng có thể đụng chạm đến cả một hệ thống. Đó là chưa kể, bộ sách đã được rồi tại sao phải đập đi xây lại?

Tôi lấy ví dụ, người ta kêu nhiều bài trong sách Công nghệ giáo dục “dài quá, khó quá”, nhưng họ không biết được nhiều học sinh vẫn đọc được dễ dàng. Có khi đọc hết rồi chúng vẫn còn “thòm thèm”. Trong cùng thời gian ấy, có học sinh chỉ đọc được một nửa bài. Điều đó cũng không sao cả.

Cũng như trong việc ăn có người ăn nhanh, ăn chậm thì việc đọc cũng có sự phân hóa như thế. Nhưng chương trình cũng không bắt buộc học sinh phải đọc hết toàn bộ cả một bài dài.

{keywords}
 

Có ý kiến cho rằng một trong những hạn chế của bộ sách Công nghệ giáo dục là phụ huynh không thể học cùng và theo diễn tiến việc học của con do không cùng chương trình học?

Phụ huynh ai cũng dạy được con mình thì cần gì sinh ra nhà trường và đội ngũ giáo viên làm gì. Còn nếu nói về việc buổi tối về học cùng con thì khác, bởi tới đây khi học 2 buổi/ngày rồi thì về nhà học sinh sẽ không cần học nữa.

Quan điểm khác nhau mà thôi, những triết lý và đường lối của GS Hồ Ngọc Đại phù hợp với quan điểm đổi mới toàn diện giáo dục.

Bộ sách không vi phạm gì về đường lối quan điểm chính trị và khoa học giáo dục, do đó theo tôi không nên áp những tiêu chí cứng nhắc mà nên để cho thị trường quyết định, nếu nó kém hoặc không phù hợp thì cuộc sống sẽ tự đào thải.

Trường hợp vẫn không được chấp nhận, ông cũng như các cán bộ trung tâm đã nghĩ tới số phận của bộ sách sẽ ra sao?

Có thể đời Bộ trưởng này không dùng nhưng Bộ trưởng sau sẽ dùng đến nó. Bởi đây là thành tựu của giáo dục Việt Nam và những người đã từng được tiếp cận, sử dụng nó nhìn nhận.

Anh Minh – Thúy Nga

Bộ Giáo dục: “GS Hồ Ngọc Đại có thể đề nghị thẩm định lại sách”

Bộ Giáo dục: “GS Hồ Ngọc Đại có thể đề nghị thẩm định lại sách”

 - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản trả lời PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào, người đại diện cho Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam về việc Hội đồng thẩm định SGK "loại" bộ sách Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.