Những người nổi tiếng đã “share nhầm” có thể kể đến như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron,áchxácthựchìnhảnhđểtránhsharenhầmnhưnhiềungôisaonổitiếngtrongvụcháyrừbd kq hang 2 duc Tổng thống Chile Sebastian Pinera, Leonardo DiCaprio, Will Smith, Madona, Cristiano Ronaldo, tay đua F1 Lewis Hamilton, ngôi sao quần vợt Novak Djokovic…
Dĩ nhiên, họ đều có ý tốt, muốn góp tiếng nói của mình vào vấn đề chung để giúp mọi người biết đến sự việc này hơn, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh, thông tin sai lệch có thể sẽ gây ra ảnh hưởng không như mong muốn.
Sau đây là một số cách để phát hiện những bức ảnh trên mạng có chính xác hay không.
Tìm kiếm ngược lại hình ảnh trên Google
Thao tác này cực kỳ đơn giản mà lại hữu dụng. Nếu bạn thấy hình ảnh trên mạng mà không chắc về tính xác thực hay muốn xem thêm nhiều ảnh liên quan, hãy thử tìm kiếm ngược lại nó trên Google. Trong Google Chrome, click chuột phải vào hình ảnh và chọn Tìm kiếm hình ảnh trên Google (Search Google for Image).
Ví dụ, một trong những hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội thời gian qua là hình ảnh chú gấu koala kiệt sức đang được nhân viên cứu hộ bón nước. Hình ảnh này dễ dàng lay động được trái tim người đọc – nhìn vào độ phổ biến của nó là rõ. Tuy nhiên nếu tìm kiếm hình ảnh này trên Google, bạn sẽ thấy nó có từ 2009 trong một vụ cháy rừng ở Úc.
Hình ảnh chú gấu koala được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội |
Thực chất đã có từ năm 2009 trong một vụ cháy ở Úc |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)