Quảng Ninh sẽ cung cấp 621 dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020_nhận định chelsea vs brighton
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 14:24:42 评论数:
Sở TT&TT Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị lựa chọn 516 dịch vụ,ảngNinhsẽcungcấpdịchvụcôngtrựctuyếnmứctrongnănhận định chelsea vs brighton gồm 259 dịch vụ cấp Sở và 257 dịch vụ cấp huyện, để nâng cấp lên dịch vụ công trực tuyến mức 4 (Ảnh: doanthanhnien.vn) |
Trong kế hoạch triển khai Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TT&TT và UBND tỉnh Quảng Ninh về xây dựng mô hình điểm Chính quyền điện tử và Trung tâm giám sát, điều hành thành phố thông minh, một trong những mục tiêu của Quảng Ninh là cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020. Đây cũng chỉ tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung để hoàn thành trong năm nay.
Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương lựa chọn tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh để tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020.
Theo kết quả rà soát của Sở TT&TT Quảng Ninh, đến nay tổng số thủ tục hành chính đang được thực hiện tại các Trung tâm phục vụ hành chính công và Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã là 1.742 thủ tục, gồm 1.509 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 282 thủ tục hành chính cấp huyện và 100 thủ tục hành chính cấp xã.
Thống kê của Sở TT&TT Quảng Ninh cho thấy, trong hơn 1.700 thủ tục hành chính, đã có 1.484 thủ tục được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, chiếm hơn 85%. Tuy nhiên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 mới đạt xấp xỉ 19%, còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu tối thiểu 30% dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức 4.
Hiện nay, mới có 11 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của Quảng Ninh được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt khoảng 1%.
Để đảm bảo chỉ tiêu cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020, đại diện Sở TT&TT Quảng Ninh cho biết, Sở đã phối hợp với các đơn vị lựa chọn 516 dịch vụ công trực tuyến, gồm 259 dịch vụ cấp Sở và 257 dịch vụ cấp huyện, để nâng cấp lên dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Như vậy, sau khi nâng cấp số lượng dịch vụ công trực tuyến đồng bộ cho các huyện, thị xã, thành phố, tổng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh Quảng Ninh sẽ là 621 dịch vụ, đạt 35,6%.
Với yêu cầu kết nối, tích hợp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020, Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị lựa chọn 518 dịch vụ công trực tuyến để kết nối, tích hợp lên Cổng. Như vậy, sau khi hoàn thành việc kết nối, số lượng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Quảng Ninh trên Cổng dịch vụ công quốc gia là 529 dịch vụ, đạt 35,6% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh được kết nối lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Việc nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến lên mức 4 và kết nối, tích hợp các dịch vụ lên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được Quảng Ninh thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. Đại diện Sở TT&TT Quảng Ninh cho biết, Sở đã xây dựng, trình UBND tỉnh dự thảo Quyết định phê duyệt Danh sách các dịch vụ công trực tuyến được nâng cấp lên mức 4 và Danh sách các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của tỉnh sẽ kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020.
Cùng với Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh đang triển khai mô hình tỉnh điểm về xây dựng Chính quyền điện tử. Việc triển khai mô hình điểm về Chính quyền điện tử là một cách làm mới của Bộ TT&TT để hoàn thiện mô hình mẫu nhằm phổ biến cho các địa phương khác tham khảo, áp dụng; đồng thời thử nghiệm một số cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai Chính quyền điện tử mới.
Theo Báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam – Vietnam ICT Index do Bộ TT&TT và Hội Tin học Việt Nam phối hợp thực hiện, trong 3 năm gần đây, Quảng Ninh luôn nằm trong Top 4 các địa phương dẫn đầu cả nước. Riêng về dịch vụ công trực tuyến, trong 2 năm gần đây, Quảng Ninh liên tiêp xếp vị trí thứ 2, chỉ đứng sau Thừa Thiên Huế.
Kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử/ chính quyền điện tử của các bộ, ngành, địa phương trong hai năm 2017 và 2018 được Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Hội truyền thông số Việt Nam thực hiện cũng cho hay, trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vị trí của Quảng Ninh lần lượt là xếp thứ 4 và xếp thứ 3.
Vân Anh