TheĐềxuấtngườichuyểngiớinamsinhconđượchưởngchếđộthaisảkq brazil serie bo đề xuất trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, người chuyển giới không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện.
Đối với người chuyển đổi giới tính nam sau khi được công nhận mà mang thai, sinh con thì được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội. Họ cũng được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là một người sử dụng nội tiết tố sinh dục và/hoặc phẫu thuật ngực và/hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục với mong muốn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ cơ thể đang có giới tính sinh học hoàn thiện sang giới tính khác phù hợp với nhận diện giới của họ.
Theo dự thảo Luật, có 5 điều kiện đối với người đề nghị sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính, trong đó, có yêu cầu phải là người độc thân; từ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ hợp pháp; có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có.
Với người đề nghị phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục để chuyển đổi giới tính, dự Luật đề xuất 4 điều kiện, trong đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong 1 năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam.
Việt Nam ước tính có gần nửa triệu người chuyển giới
Bộ Y tế ước tính Việt Nam có khoảng 480.000 người chuyển giới. Thực tế con số này có thể cao hơn do người chuyển giới chưa công khai.
Các định kiến trong xã hội khiến nhóm người này thường phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trên nhiều phương diện, ví dụ như khi thực hiện các thủ tục y tế, hành chính hay xin việc làm, khu vực công cộng...
Trong một cuộc khảo sát của Bộ Y tế, gần 40% người tham gia cho biết họ từng có ý định tự tử. Sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử cũng cản trở người chuyển giới tìm kiếm thông tin, dịch vụ liên quan tới chăm sóc sức khỏe khi họ mắc bệnh.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới. Năm 2015, Bộ luật Dân sự được sửa đổi, bỏ quy định cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về mặt giới tính, đồng thời hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính.
Từ năm 2017, Việt Nam cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, cá nhân nào được thực hiện chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được phép thực hiện, quy trình chuyển đổi như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch… thì chưa được quy định cụ thể. Do vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay chưa được triển khai trong thực tiễn.
Theo điều tra được thực hiện vào năm 2017 của Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường iSEE, gần 60% người chuyển giới đang dùng nội tiết tố chưa từng nhận được xét nghiệm và tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng.
Nhiều người chuyển giới lựa chọn tự tiêm hormone tại nhà hoặc được hỗ trợ từ bạn bè, người quen không phải là bác sĩ, điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Dù chưa có số liệu đầy đủ nhưng trong các tham vấn với cộng đồng đã ghi nhận các trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe khi tự sử dụng nội tiết tố như: áp xe, sốc thuốc thậm chí là tử vong.
Nhiều người chuyển giới Việt Nam lựa chọn sang nước ngoài để thực hiện chuyển đổi giới tính với chi phí tốn kém.
Bà Alba Rueda, Đại diện đặc biệt về Bản dạng giới của Bộ Ngoại giao Argentina, cho hay mọi người ở đất nước này đều có quyền được đối xử theo đúng bản dạng giới của mình, được định danh theo đúng bản dạng giới đó trong các giấy tờ định danh cá nhân, ở các trường thông tin về tên, ảnh chân dung và giới tính.
"Tính đến tháng 3/2022, có 12.320 người thay đổi thông tin trong chứng minh thư theo Luật Bản dạng giới. Đặc biệt, Argentina cũng đã thông qua Luật hạn ngạch lao động đối với người chuyển giới" - bà Alba chia sẻ.
Tại Ấn Độ, năm 2014 lần đầu tiên giới tính thứ ba được công nhận về mặt pháp lý. Năm năm sau có điều luật bảo vệ cho người chuyển giới, quy định những người kỳ thị người chuyển giới có nguy cơ bị tù trong 2 năm.
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang ở giai đoạn xây dựng Hồ sơ đề nghị Dự án Luật. Cuối tháng 6, Bộ Y tế đã có Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề nghị Dự án Luật. Hiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được lấy ý kiến thành viên Chính phủ và báo cáo tại Phiên họp thường trực Chính phủ tháng 8. Trong năm nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Bộ Y tế lên tiếng về việc có một số bác sĩ tự nhận chữa khỏi 'bệnh' đồng tínhBộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính.