TheàMauHiệuứngtíchcựctừchươngtrìnhđạotạonghềcholaođộngnôngnghiệmeo cuoco kế hoạch, Cà Mau phấn đấu đào tạo nghề cho 140.000 lao động, trong đó dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là 45.000 lao động.
Để đạt được chỉ tiêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tăng cường phối hợp giữa cơ sở đào tạo, đơn vị và doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nhân lực của địa phương; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đặc biệt là chú trọng việc đào tạo nghề theo nhu cầu người học và điều kiện thực tế ở địa phương; định hướng đào tạo nghề sát với thực tiễn, đào tạo nghề gắn với chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với những giống cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng, hiệu quả, phát huy các mô hình thí điểm gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động, sàn giao dịch việc làm online, qua đó giúp cho người lao động và doanh nghiệp tìm được thông tin về lĩnh vực lao động, việc làm.
Thời gian qua, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giúp không ít lao động địa phương có việc làm, ổn định cuộc sống.
Để người lao động trụ lại địa phương, ngoài việc dạy nghề, trao cơ hội việc làm, chính quyền xã, huyện cũng tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Ảnh minh họa. |
Năm ngoái huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau tổ chức được 23 lớp dạy nghề với hơn 700 lao động, đạt 116% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 1,6%; 53 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với hơn 1.600 lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt, người lao động ở địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn, khi qua lớp trên mà người lao động vẫn chưa yên tâm trụ lại địa phương. Nguyên nhân có nhiều, nhưng khách quan mà nói do ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương. Thứ hai, do người lao động muốn có nguồn thu nhập cao hơn, do đó việc rời quê hương đi lao động, đơn giản chỉ là lao động phổ thông, hay lao động tay chân nhưng họ vẫn đi, điều này diễn ra rất nhiều ở các vùng quê.
Để người lao động trụ lại địa phương, ngoài việc dạy nghề, trao cơ hội việc làm, chính quyền xã, huyện cũng tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Ngoài ra, huyện Thới Bình cũng triển khai nhiều chương trình, dự án giúp lao động tăng thêm thu nhập, như tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với chương trình ký kết sẽ đưa lao động của huyện tham gia các thị trường trên đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động.
Khi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với các ngành nghề như: Ô tô, cơ khí, thực phẩm, điện tử cùng một số nghề khác, mức lương thực tập sinh mà người lao động làm việc tại Nhật Bản được hưởng từ 25-35 triệu đồng/tháng; Đối với kỹ sư mức lương được hưởng từ 40-55 triệu đồng/tháng và người lao động có quyền lựa chọn hợp đồng lao động 1 năm, 3 năm hay nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thanh Thu Thảo, tư vấn xuất khẩu lao động Công ty Nhật Huy Khang, cho biết, trước khi đưa người sang Nhật làm việc, công ty có cho người qua khảo sát nơi ăn, ở, các phúc lợi khác đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường tốt nhất.
Năm 2018, huyện Thới Bình có 27 lao động được Công ty Nhật Huy Khang giới thiệu đi làm việc tại Nhật Bản. 7 lao động đã xuất cảnh, còn 20 lao động đã hoàn thành các bước học ngoại ngữ cũng như các hồ sơ thủ tục khác và đang chờ xuất cảnh.
Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Bé cho biết, tạo việc làm cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững là mục tiêu đảng bộ huyện luôn phấn đấu. Do vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền, vận động người lao động hiểu vấn đề học nghề, tham gia các buổi hội thảo, tư vấn nghề để lựa chọn nghề cho phù hợp với bản thân, có được việc làm ổn định ngay tại địa phương mình.
Quý I/2019, huyện giải quyết việc làm cho 2.100 lao động, đạt 41,05%, trong đó lao động trong tỉnh 365 lao động, ngoài tỉnh 1.700 lao động. Thời gian tới, huyện sẽ mở 47 lớp truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, năm nay huyện sẽ mở 18 lớp dạy nghề theo Đề án 1956 với số lượng học viên dự kiến hơn 600 lao động với các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đồng thời, đào tạo ngoài Đề án 1956 cho hơn 1.400 lao động.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành hiện nay và thời gian tới. Từ đó, giúp công tác giảm nghèo của huyện bền vững, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 1-2%.
Ngọc Anh