Tinh giản biên chế: Thu hút người có tài, có đức vào bộ máy nhà nước_juventus vs udinese
Sáng qua (4-11),̉nbiênchếThuhútngườicótàicóđứcvàobộmáynhànướjuventus vs udinese Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/ NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (TGBC) cho lãnh đạo, cán bộ phụ trách tổ chức của các ban, ngành, huyện, thị, thành phố trên địa bàn.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ các huyện, thị, thành phốtrong tỉnh sẽ xây dựng đề án tinh giản biên chế. Trong ảnh: Cán bộ công chức phường Lái Thiêu, TX.Dĩ An niềm nở giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
Tinh giản là cần thiết
Thời gian qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình thực hiện bảo đảm tính công khai, dân chủ, tạo sự đồng thuận cao. Nhiều cán bộ công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất đã được đưa ra khỏi bộ máy nhà nước. Song song đó, việc tuyển chọn những người có trình độ, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc đã được chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả công tác TGBC và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) vẫn còn bộc lộ một số còn hạn chế. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ còn yếu, thi nâng ngạch công chức viên chức chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách. Những hạn chế ấy chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương chưa làm hết thẩm quyền và trách nhiệm đối với công tác TGBC … Vì vậy, việc TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thu hút người cóđức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong năm 2015, các cơ quan, đơn vị sẽ tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết, xây dựng đề án, lập danh sách đối tượng tinh giản, dự toán kinh phí thực hiện. Từ ngày 1-12 đến 31-12-2015, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính thẩm định đề án, kế hoạch TGBC của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng đề án TGBC của tỉnh giai đoạn 2015-2021 trình UBND tỉnh và gửi về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Từ ngày 1-1-2016 đến 31-1-2016 thực hiện các thủ tục giải quyết chính sách TGBC năm 2015. Trên cơ sở đề án TGBC đã được phê duyệt, từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch TGBC và từ tháng 6 đến tháng 12 xây dựng kế hoạch 6 tháng đầu năm sau liền kề và gửi về Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định trước ngày 1-10. |
Tại Bình Dương, để việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/ NĐ-CP của Chính phủ đạt hiệu quả, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số15/CT-UBND ngày 7-9-2015 và Kế hoạch 3396/ KH-UBND ngày 29-9-2015 của UBND tỉnh. Chỉ thị của UBND tỉnh nêu rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp hoặc trùng lắp, kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi; tinh gọn lại tổ chức bộ máy gắn với cải tiến quy trình làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các quy trình trung gian; sắp xếp, bố trí CBCCVC và người lao động hợp đồng theo hướng xác định rõ vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực; đánh giá, phân loại, lựa chọn CBCCVC và người lao động hợp đồng có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài.
Giảm tối thiểu 10%
Ông Mai Sơn Dũng, Giám đốc Sở Nội cho biết, căn cứ Nghị quyết số39 của Bộ Chính trị và Nghị định số108/2014/ NĐ-CP của Chính phủ về chính sách TGBC, Bình Dương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách TGBC, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC đến năm 2021. Về cơ bản, việc TGBC bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong quá trình thực hiện, bảo đảm đúng nguyên tắc, trình tự theo quy định Chính phủ. Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở rà soát, phân loại, đánh giá đội ngũ CBCCVC, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, đơn vị. Việc TGBC gắn với kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. Tỷ lệ TGBC đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế được giao năm 2015. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm triển khai, thực hiện, công khai đề án TGBC và danh sách đối tượng thuộc diện TGBC theo quy định. Bên cạnh đó, việc xây dựng đề án TGBC và dự toán kinh phí phải bảo đảm chính xác, trung thực, rõ ràng.
Phân tích sâu về kế hoạch TGBC của tỉnh, ông Dũng cho biết thêm: “Đối tượng thực hiện tinh giản lần này khá rộng bao gồm CBCCVC, người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định theo hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP từ Trung ương đến cấp xã, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giao tại các hội”.
Để việc triển khai và thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số39 của Bộ Chính trị, các cơ quan, đơn vị cần tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, nghị định của Trung ương, của tỉnh đến CBCCVC, người lao động thuộc quyền quản lý; rà soát những trường hợp cán bộ theo quy định không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữa các chức vụ trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp để đưa vào danh sách thực hiện; rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức để xác định nhiệm vụ không còn phù hợp để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi; với chủ trương “thu gọn đầu mối, bỏ khâu trung gian”, giao chỉtiêu biên chế trên cơ sở vị trí làm việc để nâng cao hiệu quả công việc; sắp xếp CBCCVC; xây dựng đề án TGBC giai đoạn 2015-2021, bảo đảm hàng năm các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch TGBC bình quân từ 1,5 - 2%. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lập danh sách và dự toán kinh phí trợ cấp cho từng đối tượng TGBC đúng, đủ chế độ theo quy định.
ÔNG PHẠM VĂN BẢY, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TX.DĨ AN: Trao quyền cho người đứng đầu
Nghị định về việc TGBC mà Chính phủ đưa ra đã giao quyền chịu trách nhiệm hoàn toàn cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tinh giản. Tỷ lệ TGBC do đơn vị tự xác định căn cứ theo chất lượng đội ngũ của đơn vị, thay vì trước đây cứ ấn định, áp đặt số lượng. Điều này có nghĩa là sẽ loại khỏi những trường hợp cán bộ công chức dôi dư, làm việc kém hiệu quả và để thay thế cán bộ mới bảo đảm yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Theo tôi, đây là cách làm mới bởi giao quyền của người đứng đầu nhưng phải có sự bàn bạc thống nhất, có kế hoạch báo cáo cấp ủy Đảng cơ quan, đồng thời, có sự giám sát của các tổ chức như HĐND, Mặt trận Tổ quốc... Mong rằng với quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, TGBC sẽ đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong cơ quan nhà nước.
ÔNG NGUYỄN VĂN THANH, TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH BÁO BÌNH DƯƠNG: Tinh gọn bộ máy nhà nước
Cánhân tôi cho rằng, Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế là một chủ trương đúng đắn. Qua nghiên cứu, tôi rất tự hào và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực tế hiện nay, bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh, nhất là ở cấp xã, phường. Theo Nghị định 108 thì đối tượng để TGBC là cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định theo thời hạn theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP từ Trung ương đến cấp xã, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội. Tôi hy vọng, Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá mới, không chỉ là giảm số lượng người làm việc, giảm gánh nặng của ngân sách mà còn đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới.