您的当前位置:首页 >Thể thao >Cách Trung Quốc nâng cao tiềm lực trí tuệ nhân tạo_tỷ số giải vô địch ý 正文

Cách Trung Quốc nâng cao tiềm lực trí tuệ nhân tạo_tỷ số giải vô địch ý

时间:2025-01-10 17:22:06 来源:网络整理编辑:Thể thao

核心提示

Tin thể thao 24H Cách Trung Quốc nâng cao tiềm lực trí tuệ nhân tạo_tỷ số giải vô địch ý

Hồi tháng 5/2018,áchTrungQuốcnângcaotiềmlựctrítuệnhântạtỷ số giải vô địch ý khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà khoa học hàng đầu tập trung tại Nhà Trắng tham dự một cuộc họp do Tổng thống Donald Trump triệu tập, thảo luận về tình trạng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, thì ở Trung Quốc cam kết quan trọng của chính phủ đối với một trong những yếu tố then chốt trong nền kinh tế công nghệ chưa khi nào bị xem nhẹ.

Hội nghị AI do ông Trump tổ chức nhằm tham vấn những luồng thông tin từ khoảng 40 công ty công nghệ Mỹ bao gồm Amazon, Facebook và Google cùng một loạt các viện nghiên cứu hàng đầu, được kỳ vọng "thông báo các nỗ lực của chính phủ liên bang trong việc duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ trong phát triển và ứng dụng AI",theo một bản dự thảo Nhà Trắng.

Sự phát triển của AI - hay những công nghệ thực hiện các nhiệm vụ vốn chỉ dành riêng cho trí thông minh của con người như hiểu ngôn ngữ và nhận biết đối tượng và âm thanh, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quốc gia của Trung Quốc kể từ tháng 7/2017. Đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump, câu hỏi đặt ra là liệu họ đã nỗ lực đủ để giúp những ‘người chơi' trong nước ngăn chặn sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc hay chưa?

"Khi Trump tham gia vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông ta muốn đảm bảo rằng mình không chỉ đơn giản là trừng trị các công ty Trung Quốc mà còn tích cực hỗ trợ các công ty Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nước này", Peter Trumpell, cựu quan chức cấp cao của Cục Kinh tế và Kinh doanh, Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện là trợ lý cao cấp tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ.

Harrell chia sẻ thêm rằng Hội nghị Nhà Trắng về AI phản ánh thực tế chính quyền Trump thừa nhận Mỹ đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc về AI và một số lĩnh vực công nghệ lớn khác.

Bằng việc tổ chức cuộc thảo luận quốc gia với sự tham gia của các nhà lãnh đạo công nghệ cao cấp, Trump có thể "nẫng tay trên" Trung Quốc. "Về lâu dài, tiền bạc và kế hoạch sẽ có tác dụng (trong khả năng cạnh tranh của một quốc gia). Trung Quốc có tiền và kế hoạch, nhưng Mỹ có thời gian để thay đổi tình thế", James Lewis, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ cho hay.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn "tiền và kế hoạch" đằng sau sự thúc đẩy AI của Trung Quốc.

Hồ sơ công khai cho thấy Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã tài trợ ít nhất 8 dự án nghiên cứu liên quan đến AI trong 6 tháng qua với số tiền là 2,73 tỷ nhân dân tệ (10.000 tỉ đồng) từ ngân sách trung ương. Với khoảng thời gian quy chuẩn là 3 năm, chưa kể đến "các công nghệ mang tính cách mạng", các dự án bao phủ nhiều chủ đề khác nhau, từ dữ liệu lớn và tính toán hiệu suất cao cho đến các lĩnh vực tiên phong hơn, chẳng hạn như gắn chip vào nội tạng người.

Trong khi đó, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) có hơn 300 phòng thí nghiệm và 4 trung tâm nghiên cứu cấp quốc gia, đã nhận được hơn 2,7 tỷ nhân dân tệ (hơn 9.000 tỉ đồng) cho 11 dự án khoa học cơ bản năm 2017, mặc dù không rõ có bao nhiêu trong số này liên quan trực tiếp đến AI.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tham vọng vượt qua Mỹ, trở thành nước đứng đầu về AI vào năm 2030. Theo một lộ trình chi tiết được công bố vào tháng 7 năm ngoái, chính phủ kỳ vọng khu vực được xác định là AI trọng yếu có giá trị 150 tỷ NDT (khoảng 4.000 tỉ đồng) vào năm 2020, trong khi đó các ngành công nghiệp có liên quan sẽ đạt 1 nghìn tỷ NDT (3,6 triệu tỉ đồng). Đến năm 2025, hai giá trị này dự kiến sẽ vượt mốc 400 tỷ NDT (1,4 triệu tỉ đồng) và 5 nghìn tỷ NDT (1,8 triệu tỉ đồng), nhờ sự ứng dụng rộng rãi của AI trong sản xuất thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh và cơ sở hạ tầng quốc phòng.

Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới trong đổi mới và xây dựng một nền kinh tế thông minh cũng như một "xã hội thông minh". Khu vực được xác định là AI trọng yếu sẽ có trị giá 1 nghìn tỷ NDT (3,6 triệu tỉ đồng), được hỗ trợ bởi các ngành công nghiệp liên quan trị giá hơn 10 nghìn tỷ NDT (36 triệu tỉ đồng).

Vào tháng 7/2017, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch Phát triển AI thế hệ mới, một lộ trình 3 bước để trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về AI vào năm 2030. AI cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ chính của Trung Quốc, xếp thứ 6/69 nhiệm vụ trọng yếu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của đất nước nhằm mục tiêu Phát triển các Chiến lược Quốc gia và ngành Công nghiệp mới nổi, định hướng chính sách của chính phủ từ năm 2016 đến năm 2020.

Chính phủ đã đưa AI vào sáng kiến Internet Plus của Trung Quốc, được công bố năm 2015 như một chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được chèo lái bởi các công nghệ tiên tiến liên quan đến Internet. Phát triển AI cũng đã được hỗ trợ như là một phần của nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp robot của Trung Quốc. Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp Robotics của đất nước này (2016-2020), được lập ra hồi tháng 4/2016, đặt mục tiêu Trung Quốc trở thành bá chủ thế giới với khả năng sản xuất 100.000 robot công nghiệp hàng năm vào năm 2020.

Tháng 11/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc bổ nhiệm 4 công ty công nghệ lớn nhất - Baidu, Alibaba Group, Tencent Holdings và iFlyTek - là những nhà vô địch quốc gia có nhiệm vụ dẫn dắt sự phát triển AI cho xe tự lái, thành phố thông minh, quang học máy tính trong chẩn đoán y tế và trí thông minh bằng giọng nói.

Hơn nữa, ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty lớn được kỳ vọng sẽ khuyến khích họ mở cánh cửa cho những doanh nghiệp nhỏ hơn trong lĩnh vực AI. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu nắm một vai trò tích cực hơn trong việc tài trợ cho các dự án về AI, thông qua "quỹ hướng dẫn của chính phủ" do chính quyền địa phương và các công ty nhà nước thành lập.

Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hơn 1 tỷ USD cho các hoạt động khởi nghiệp trong nước trong 2 năm qua. Trong đó, phần lớn khoản đầu tư được chuyển sang các lĩnh vực ưu tiên như chăm sóc sức khỏe và AI, theo một báo cáo tháng 3/2018 của Đại học Oxford.

Nguồn: South China Morning Post