Đây là nhận định của ông Bùi Quang Tuấn,ếsốlàcơhộiduynhấtđểđạtmụctiêutăngtrưởaugsburg vs leverkusen nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại phiên chuyên đề Giải pháp, hạ tầng số, nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – Châu Á 2024 ngày 2/12 tại Hà Nội. Ông Tuấn nhấn mạnh kinh tế số là một nội dung quan trọng để thực hiện kinh tế xanh, phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững.
Kinh tế số Việt Nam đang phát triển rất nhanh
Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), kinh tế số Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Ông dẫn ước tính của Bộ TT&TT cho thấy, trong năm 2024, tỷ trọng kinh tế số/GDP đạt 18,3%, trong đó, doanh thu lớn nhất là từ công nghiệp ICT với khoảng 150 tỷ USD. Nhóm các ngành đóng góp lớn nhất là thương mại điện tử (khoảng 30%), nội dung số (khoảng 10%) và tài chính, ngân hàng.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025 ban hành ngày 20/11 đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế số dựa trên 4 trụ cột: Công nghiệp ICT, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số.
Kế hoạch xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực theo hai hướng kích cung cho kinh tế số thông qua chuyển đổi số các doanh nghiệp và kích cầu cho kinh tế số thông qua kích cầu tiêu dùng số.
Ông Trần Minh Tuấn thông tin, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nước. Chẳng hạn, liên quan đến hạ tầng số, Bộ tăng cường tập trung vào chất lượng kết nối với yêu cầu tốc độ tối thiểu của băng rộng di động là 40 Mbps và băng rộng cố định là 100 Mbps. Xác định chất lượng sẽ quyết định đến thành công của kinh tế số, Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu phải nâng cấp.
Đối với khoảng 1.000 thôn, bản chưa được phủ sóng Internet và 4G, ông Trần Minh Tuấn cho biết có hai phương án: Sử dụng điện mặt trời hoặc đàm phán với SpaceX để sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh Starlink nhằm bảo đảm có kết nối mạng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Có mặt tại hội nghị, ông Lê Nho Thái – Phó Trưởng phòng CNTT (Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh) – đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế số toàn diện. Theo đó, tỉnh chú trọng đến hạ tầng công nghệ thông tin khi ngay từ năm 2018 – 2019 đã xây dựng trung tâm dữ liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu trữ, xử lý thông tin; đầu năm 2021 khai trương mạng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong; tăng cường hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo và liên kết với doanh nghiệp FDI cung cấp khóa học kỹ năng số cho người lao động.
Con người là yếu tố then chốt trong thúc đẩy kinh tế số
Dù có nhiều dư địa và cơ hội để thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững, các diễn giả tham gia chương trình đồng ý rằng Việt Nam vẫn còn một số thách thức cần phải giải quyết.
Ông Phạm Minh Hoàn - Phó trưởng Bộ môn Công nghệ thông tin – Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số (Đại học Kinh tế quốc dân) lấy ví dụ về thực trạng phát triển kinh tế số tại Hà Nội.
Dù thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, khoa học dữ liệu và có chỉ số phát triển kinh tế lõi khá tốt, ông nhận định cũng như nhiều địa phương khác, Hà Nội vẫn chưa đồng đều về hạ tầng kỹ thuật giữa các tổ chức, doanh nghiệp; người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển bền vững; dân số đông nhưng chủ yếu là lao động nhập cư nên triển khai chuyển đổi số còn gặp khó khăn nhất định.
Ông Hoàn cũng chỉ ra, trong giai đoạn vừa qua, mới tập trung vào phát triển kinh tế số và hy sinh một phần phát triển bền vững. Hiện nay, chưa có chế tài nào liên quan đến linh kiện điện tử như pin điện, bảng mạch... khi hết khấu hao, cơ quan nào chịu trách nhiệm về rác thải điện tử, hay bãi rác nào có đủ trình độ công nghệ để xử lý. Ông cho rằng, rác thải công nghiệp phát sinh từ thúc đẩy kinh tế số không thể là bài toán để thế hệ sau phải giải quyết.
Đối với đóng góp của địa phương vào kinh tế số cả nước, mới có khoảng 30/63 tỉnh, thành xây dựng sàn thương mại điện tử riêng để giới thiệu và quảng bá sản phẩm đạt chứng nhận OCOP do các yếu tố chi phí, công nghệ, năng lực quản lý, vận hành.
Để cải thiện giải pháp, hạ tầng số, tăng tốc thúc đẩy kinh tế số địa phương nói riêng và cả nước nói chung, yếu tố quan trọng nhất, theo các chuyên gia, chính là con người. Ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh:“Khi người đứng đầu có kinh nghiệm triển khai dự án, kỹ năng số, họ sẽ quyết định được việc đầu tư vào hạ tầng, giải pháp, công nghệ, đưa toàn bộ tổ chức đó triển khai thành công”.
Cùng chung quan điểm, ông Phạm Minh Hoàn cho biết nhận thức của người đứng đầu là quan trọng nhất vì đây là người đưa ra định hướng phát triển, tiếp đến là nhận thức của người dân. Nếu không có sự đồng đều, rất khó triển khai mạch lạc, từ trên xuống dưới. Cuối cùng, cần nhận diện được mỗi địa phương cần gì để đưa ra bài toán công nghệ phù hợp.
Ông Bùi Quang Tuấn tin rằng, với sự quyết liệt của hệ thống chính trị và người đứng đầu, chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề mang tính hệ thống trong thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững, thông qua cách tiếp cận toàn diện, đảm bảo tính đồng bộ.
“Nói đến kinh tế số nhưng không được quên kinh tế xanh. Làm kinh tế số tốt, các vấn đề về môi trường, phát thải đều có thể giải quyết được vì đây là vấn đề công nghệ”,ông Bùi Quang Tuấn kết luận.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản
Lộ mặt quan tham bán tài sản nhà nước 'cúng' cấp trên
6 trường hợp xe ô tô được đăng ký biển tạm từ 15/8
VNPT tung ra 'công cụ kiếm tiền online' mang tên Freedoo
Video xe chiến đấu Bradley Ukraine bắn cháy 2 xe bọc thép Nga ở Donetsk
Áo khoác cho các cặp đôi ngày đông
6 điều phụ nữ lầm tưởng về mẫu người khiến đàn ông mê mẩn
Dựng tuồng về 'thâm cung bí sử' nhà chúa Trịnh Sâm
Cô gái mặc đồ thú bông, nhảy flashmob cầu hôn bạn trai