Yin Qi khởi nghiệp công ty Megvii 8 năm trước tại “Thung lũng Silicon” Zhongguancun ở Bắc Kinh,ôisaongànhtrítuệnhântạomắckẹttrongthươngchiếnMỹkeo bong da 88 cùng với hai người bạn học ở trường Đại học Thanh Hoa. Mục tiêu của họ là xây dựng thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Ngày nay, thuật toán nhận diện khuôn mặt do Megvii phát triển, được đăng ký nhãn hiệu thương mại là Face++, đã đưa công ty trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới về phần mềm xác thực bên thứ ba. Công nghệ của Megvii được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để mở khóa điện thoại thông minh, thanh toán di động, hay kiểm chứng danh tính tại các ngân hàng, nhà ga, sân bay. Nhưng việc sản phẩm của công ty được sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật đã đẩy Megvii vào cuộc tranh cãi đang ngày càng gay gắt xung quanh quyền riêng tư và tự do cá nhân. Tranh cãi đã bùng phát từ tháng 5 này sau khi Tổ chức Giám sát Nhân quyền (có trụ sở tại New York, Mỹ) công bố báo cáo cho rằng Megvii là nhà cung cấp công nghệ nhân diện được cảnh sát khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, sử dụng trong các ứng dụng theo dõi. Khoảng 2 tuần sau khi bản báo cáo được công bố, phóng viên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đã đến thăm trụ sở Megvii ở Bắc Kinh. “Chúng tôi không theo đuổi mục tiêu ngắn hạn, hay kiếm tiền hoặc chỉ là một công ty khởi nghiệp, mà chúng tôi thực sự muốn AI (trí tuệ nhân tạo) thay đổi cuộc sống con người tốt đẹp hơn”, ông Yin Qi, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty 2.000 nhân viên này giải thích. Khi được hỏi về vấn đề Tân Cương, ông Yin nói rằng: “Mục tiêu của chúng tôi là trong sáng”. Khoảng một tuần sau đó, Chính phủ Mỹ tuyên bố đang cân nhắc cắt nguồn cung cấp các công nghệ Mỹ quan trọng cho các công ty thiết bị giám sát video Trung Quốc, trong đó có Megvii. Washington cũng đưa công ty công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei, hiện là người dẫn đầu trong phát triển công nghệ 5G, vào danh sách bị cấm mua sản phẩm công nghệ Mỹ. Ngoài ra, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo doanh nghiệp nước này cẩn thận bảo vệ dữ liệu khi sử dụng các thiết bị bay không người lái sản xuất tại Trung Quốc. Đáp lại, Megvii cho rằng những giải pháp của họ “không được thiết kế hoặc dành riêng để nhằm mục tiêu vào các cộng đồng dân tộc”. Megvii khẳng định đã yêu cầu khách hàng của mình “không được vũ khí hóa công nghệ và các giải pháp của công ty, và không được sử dụng vào các mục đích phi pháp, trong đó có xâm phạm nhân quyền”, đồng thời nỗ lực “đảm bảo công nghệ của mình không được sử dụng cho các mục đích gây hại". Sinh ra trong một gia đình trung lưu ở thành phố Wuhu, tỉnh An Huy, Yin Qi được cha mẹ cho phép theo đuổi những gì mình yêu thích, miễn là luôn ở trong top 10 học tập của lớp. Yin đỗ Đại học Thanh Hoa, tại đây cậu kết bạn với Tang Wenbin và Yang Mu, sau này trở thành những người sáng lập Megvii. Ngày nay, công ty khởi nghiệp này có giá trị thị trường 4 tỉ USD, với các nhà đầu tư lớn bao gồm Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc, Foxconn Technology và Alibaba Group. Các khách hàng của họ có Lenovo, Xiaomi và Vivo... Cùng với SenseTime, Yitu Technology và CloudWalk Technology, Megvii nằm trong số những công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo này đang lan rộng trong các ứng dụng thương mại ở đủ mọi ngành công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe, đến dịch vụ tài chính, xe không người lái hay robot. Yin cho biết mục tiêu cuối cùng của Megvii là trở thành “những bộ não” đứng sau mọi ngành công nghiệp cần số hóa hoạt động của mình. Họ cũng đang hướng mục tiêu đến những lĩnh vực như “Internet of things” (Internet Vạn vật), các ứng dụng quản lý của chính quyền, trường học bất động sản, chuỗi cung ứng sản xuất. Và cho đến nay, Megvii đã bán công nghệ cho nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ. “Với chúng tôi, năm nay là năm đã thiết lập được những dự án mang dấu ấn ở nước ngoài, để thực sự lan tỏa những sản phẩm và công nghệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương”. “Chúng tôi là một công ty AI, với những hiểu biết sâu sắc, cốt lõi. Nhiều trường hợp khách hàng của chúng tôi không còn liên quan gì đến nhận diện khuôn mặt, chẳng hạn Nhật Bản và Hàn Qquốc, là những khách hàng ứng dụng tốt nhất vào ngành logistic, kho chứa, nhà máy thông minh. Nhận diện khuôn mặt chỉ là một phần nhỏ trong cỗ máy nhận diện của chúng tôi”. Giám đốc Yin Qi phát biểu "thanh minh" cho những cáo buộc đổ lỗi cho công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng AI. “Công nghệ 99% là tốt. Khẩu hiệu của chúng tôi là tạo ra giá trị cho xã hội bằng cách sử dụng công nghệ phi thường”, ông Yin nói. Theo Baotintuc Hãng viễn thông Nhật Bản SoftBank vừa chọn Nokia Oyj và Ericsson AB làm nhà cung ứng thiết bị mạng không dây thế hệ tiếp theo, thay vì đối tác lâu năm Huawei.Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc Megvii, Yin Qi. Ảnh: SCMP Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang gây tranh cãi giữa mục đích bảo đảm an ninh và quyền tự do cá nhân. Ảnh: Reuters Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Megvii trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị thị trường lên tới 4 tỉ USD. Ảnh: algorithmxlab.com Huawei vừa để mất khách hàng 5G quan trọng