Thông tin trên được đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam chia sẻ trong Hội thảo tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2023.
Tại hội thảo,ướcngọtnướctănglựclàmtăngnguycơmắcbệnhkhônglâynhiễnice – lorient Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay tình trạng tăng tiêu thụ đồ uống có đường là yếu tố chính gây ra béo phì. Theo đó, đồ uống có đường cung cấp năng lượng nhanh nhưng ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều đường fructose.
Đường fructose chủ yếu được hấp thu ở gan nên tạo ra sự tích tụ mỡ ở gan. Đường này còn dẫn đến tình trạng kháng leptin (một loại hormone được sản xuất từ tế bào mỡ giúp điều chỉnh cơn đói và báo cho cơ thể ngừng ăn).
“Kháng leptin là một trong những nguyên nhân sinh học chính gây ra bệnh béo phì”, bác sĩ nói. Ngoài ra, bác sĩ Diễm cảnh báo tăng tiêu thụ đồ uống có đường còn làm tăng nguy cơ cơ sâu răng ở trẻ nhỏ, tăng bệnh đái tháo đường type 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư.
Ông Mark Goodchild, chuyên gia kinh tế WHO tại Việt Nam cho hay gánh nặng các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng trên toàn cầu và nhất là ở các nước đang phát triển. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong các nguyên nhân.
"Đường tự do trong đồ uống có đường hầu như không có giá trị dinh dưỡng nhưng sản phẩm này lại được tích cực quảng bá và tiếp thị cho giới trẻ. Đây là một trong những nhóm có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường để thực sự giải quyết yếu tố nguy cơ", ông Mark nói.
"Chúng tôi rất vui mừng khi thấy đồ uống có đường được Bộ Tài chính Việt Nam đưa vào các danh mục đề xuất các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, chia sẻ thêm. Hiện có hơn 100 quốc gia đánh thuế đối với đồ uống có đường dưới nhiều hình thức.
Đồ uống có đường bao gồm đồ uống có ga hoặc không có ga, nước ép và nước pha từ trái cây/rau, chất cô đặc lỏng hoặc dạng bột, nước có hương vị, nước uống tăng lực và tăng cường thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có hương vị.
Theo khuyến nghị của WHO, cả người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% tổng năng lượng tiêu thụ; giảm hơn nữa xuống dưới 5% (tương đương 25g hoặc 5 thìa cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Cứ 2 học sinh tại TP.HCM lại có một trẻ thừa cân, béo phìTP.HCM có hơn 40% trẻ em trong tuổi đi học bị thừa cân, béo phì. Con số này cao gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của cả nước khiến các chuyên gia y tế lo ngại.(责任编辑:Cúp C1)