- 19 tuổi,ặpnamsinhtuổigiànhhọcbổngcủkết quả levante Đoàn Duy Khánh vừa hoàn thành xong chương trình tú tài quốc tế theo học bổng của trường Thế giới liên kết UWC Atlantic College (Anh). Tháng 9 tới đây, Duy Khánh tiếp tục nhập học Macalester College (Mỹ) với mức học bổng gần 5 tỷ đồng cho 4 năm học.
Duy Khánh và tòa lâu đài UWC Atlantic College ở phía sau. Ảnh: NVCC |
Duy Khánh cho rằng không chỉ thành tích học tập, mà kỹ năng sống, các hoạt động ngoại khóa và tính cách, con người của ứng viên đều góp phần làm nên điều này.
Học hết lớp 11 ở THPT Chuyên ngữ (Hà Nội), Khánh là 1 trong 8 học sinh Việt Nam nhận học bổng các trường Thế Giới Liên Kết UWC. Atlantic College là trường đầu tiên trong hệ thống 15 trường UWC trên toàn thế giới, được thành lập với mục đích lấy giáo dục làm động lực liên kết các quốc gia, các nền văn hóa và con người vì một tương lai hòa bình và bền vững.
Khánh chia sẻ, từ hồi cấp 1 em đã mơ ước được đi du học. “Lúc đó trong đầu em chưa có ý định đi nước nào. Chỉ biết là nền giáo dục của họ rất thân thiện. Khi học lớp chuyên tiếng Đức của Chuyên ngữ, một phần nào đó em cũng xác định đi du học Đức, nhưng sau đó em tìm hiểu về học bổng UWC, em đã cố gắng săn lùng và đạt được. Nó giống như là ước mơ trở thành hiện thực”.
“Chương trình của UWC rất chú trọng đến phần tính cách, con người của thí sinh và xem xét họ có phù hợp với môi trường này hay không” – Khánh cho biết.
Duy Khánh trong sự kiện chào đón các em học sinh năm nhất của trường UWC Atlantic College vào tháng 8/2015. Ảnh: NVCC |
Duy Khánh cũng chia sẻ rằng, sở dĩ cậu thích UWC vì đây là một ngôi trường mang tính cộng đồng quốc tế. Mỗi học sinh như một đại diện cho đất nước mình, mang văn hóa của mình sang chia sẻ để tạo thành một cộng đồng đa dạng văn hóa.
Môi trường học tập ở UWC cũng “rất khác” so với ở Việt Nam. Ở UWC, khả năng tự học là rất quan trọng. “ Sang bên đó nếu không có khả năng tự học thì rất khó để theo kịp”.
Ngoài học tập, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là bắt buộc ở UWC. “Mỗi học sinh đều tham gia một hoạt động nào đó, mỗi người có thể ở một lĩnh vực khác nhau: xã hội, môi trường, ngoài trời…”.
Duy Khánh cho biết, em chọn hoạt động ngoài trời là dạy bơi cho trẻ em 3 buổi/ tuần. “Trường em gần biển nên có nhiều hoạt động về biển. Ngoài ra cũng có các dự án, sự kiện khác. Hoạt động ngoại khóa được tổ chức xuyên suốt cả năm. Mỗi năm có 2 kỳ, mỗi kỳ có khoảng một chục chương trình ngoại khóa khác nhau: đi dạy, giúp đỡ người già, chơi thể thao…”. Ngoài dạy bơi, Khánh còn là một DJ cho câu lạc bộ của trường.
Duy Khánh là một DJ của trường. Ảnh: NVCC |
Sau khi hoàn thành chương trình học 2 năm ở UWC, Duy Khánh nộp hồ sơ vào các trường đại học của Mỹ. Trong đó em được 4 trường nhận và cả 4 trường đều cấp học bổng cho Khánh.
“Do em học chương trình tú tài quốc tế ở UWC nên các trường đại học khá chú trọng đến điểm IB (international baccalaureate) thay vì điểm chuẩn hóa SAT, TOEFL. Quan trọng hơn cả là em thể hiện tính cách, con người mình như thế nào trong bài luận”. Khánh cho biết, bài luận của em viết về một chuyến đi với bạn bè, trong đó có những bối cảnh thể hiện tính cách của em khác với những người khác như thế nào.
Duy Khánh và bạn bè 5 châu trong lễ tốt nghiệp UWC Atlantic College. Ảnh: NVCC |
Duy Khánh và cậu bạn người Nga trong một buổi dạ hội. Ảnh: NVCC |
Khánh và những người bạn đa sắc tộc. Ảnh: NVCC |
Trong số 4 trường được nhận, Khánh chọn Macalester vì đây cũng là ngôi trường được em ưu tiên số 1 trong bảng xếp thứ tự của riêng mình. Ngoài ra, Macalester cũng là trường đào tạo “liberal art” và mang tính cộng đồng quốc tế giống như UWC. “Macalester College được biết đến với những chương trình giáo dục có mức học bổng và chất lượng cao. Đặc biệt hơn, trường nhấn mạnh đến tinh thần quốc tế, đa văn hóa và các chương trình phục vụ xã hội ”.
Khánh cũng tiết lộ, một phần học bổng mà em nhận được ở Macalester là do nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan tài trợ.
Nói về chuyên ngành sẽ học ở Macalester, Khánh cho biết, dù đến năm thứ 2 mới phải chọn ngành học, song trước mắt em mong muốn học về kinh tế hoặc chính trị, có liên quan đến ngoại giao. “Bây giờ em chưa chắc chắn nhưng nếu tìm được học bổng, em sẽ tiếp tục học Master”.
Khi được hỏi về bí quyết chuẩn bị hồ sơ du học, Duy Khánh cho rằng ứng viên nên tìm hiểu kỹ về ngôi trường mình “apply” và tại sao bạn muốn học ở đó. Cựu học sinh Chuyên ngữ cũng cho rằng điểm mạnh trong hồ sơ của mình chính là sự khác biệt. “Em cân bằng giữa mọi thứ, cả về học tập lẫn hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, em rất quan tâm đến việc phát triển các kĩ năng xã hội và khả năng hòa nhập với cộng động quốc tế.”.
Và những thành tích hiện tại mà Khánh đạt được, theo em, một phần là nhờ sự ủng hộ và khuyến khích của bố mẹ. “Bố me em là những người có tư tưởng khá mới mẻ, luôn ủng hộ điều mà em làm, những điều em mong muốn và hiểu em là ai nhất”.