Ngày 6/6,ânmạngkêugọibáocáokênhYouTubeNTNvìlàmthửtháchvớinhựkq vdqg tho nhi ky Nguyễn Thành Nam (biệt danh NTN) đăng tải clip làm ngôi nhà khổng lồ bằng 5.000 ống hút.
Trong khi cộng đồng đang tích cực kêu gọi giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, ý tưởng của nam vlogger bị dân mạng chỉ trích là “tận cùng của thiếu ý thức”.
Sau khi nhận “cơn mưa gạch đá”, ngày 21/7, chủ nhân kênh vlog có hàng triệu người đăng ký này tiếp tục gây tranh cãi khi thực hiện thử thách làm nhà bằng 5.000 cốc nhựa mới (loại dùng một lần).
Đây không phải lần đầu tiên vlogger 25 tuổi thể hiện thái độ thách thức trước những lời góp ý.
Nguyễn Thành Nam gây bức xúc khi thực hiện thử thách làm nhà bằng 5.000 cốc nhựa loại dùng một lần. Ảnh chụp màn hình.
Ngụy biện, thách thức người xem
Ngày 10/6, Nguyễn Thành Nam làm video đáp trả khi bị “ném đá” vì làm clip dựng nhà bằng 5.000 ống hút nhựa.
Tuy nhiên, lời lẽ của 9X trong đoạn clip bị dân mạng nhận xét là “ngụy biện”, “cãi cùn”, “tự ái cá nhân”.
Theo đó, Nguyễn Thành Nam khẳng định việc mình mua ống hút làm nhà không hề ảnh hưởng gì để môi trường vì "khi nào tôi đốt, không khí lên trời thì mới gọi là ô nhiễm".
Nam vlogger còn đi xung quanh nhà, lấy những vật dụng được làm từ nhựa như rổ, thau, chổi… mang cất vào kho.
Trong video làm nhà bằng 5.000 cốc nhựa, anh chàng này tự nhận mình “ý thức rất kém”, “không thể bảo vệ được môi trường” và gọi những người chê bai mình là “gây khẩu nghiệp”.
Sau khi đăng tải, các video tiếp tục nhận được nhiều bình luận trái chiều từ dân mạng.
"Dù có bỏ vào kho thì nó vẫn là rác nhé", "Thế anh bỏ vào kho thì đống nhựa kia có tự phân hủy được không?", "Ở ngoài bãi rác có cả đống đồ nhựa không đốt vẫn gây hại đó anh gì ơi"... là những bình luận của dân mạng dưới video.
Dù cố gắng "phản pháo", Nguyễn Thành Nam vẫn bị dân mạng nhận xét là ngụy biện. Ảnh: Nguyễn Thành Nam.
Nhiều người cho rằng Nguyễn Thành Nam không nhận thức được cái sai, không có ý tiếp thu mà chỉ biết lo “phản pháo” lại những lời chê trách.
“Bất chấp làm thử thách bằng đồ nhựa, nói dân trí thấp lại tự ái. Thà không biết tác hại của nó, đằng này biết mà vẫn cố chấp”, tài khoản Ân Cát viết.
Vấn đề ý thức cá nhân
Có người xem hướng tới là những người trẻ, loạt thử thách của 9X quê Thái Bình khiến người theo dõi lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu tới ý thức cộng đồng.
“Em trai tôi học lớp 8 suốt ngày xem mấy kênh kiểu này, tôi thực sự không thể hiểu nổi”, Van G Nguyenbình luận.
Bồ Công Anhkể: “Có hôm đứa cháu mình mua 3 bịch ống hút về, mẹ nó hỏi để làm gì thì bé nói bắt chước anh kia trên mạng làm nhà bằng ống hút. Khán giả xem anh này đa số là học sinh cấp một, cấp hai, làm tụi nhỏ bắt chước theo ba cái vớ vẩn có thể gây ảnh hưởng xấu đến mình và những người xung quanh”.
Người này cũng nói thêm không nên cổ súy cho những hành động của Nguyễn Thành Nam nói riêng và các YouTuber chuyên làm clip nhảm khác nói chung.
Dân mạng cho rằng vlogger quê Thái Bình đang "kiếm tiền một cách bất chấp". Ảnh chụp màn hình.
Dân mạng cho rằng, những vlogger như Nguyễn Thành Nam đang kiếm tiền dựa trên sự ủng hộ của công chúng thì nên có ý thức lan tỏa giá trị tốt đẹp.
“Đây không còn là vấn đề có tự ý thức được hay không. Nếu anh ta đã lên giọng tự nhận mình ý thức kém thì còn khuyên nhủ được gì nữa, mọi người cứ report nhiệt tình. Không thể mang cái gọi là ‘tôi ý thức kém’ ra rồi thích làm gì thì làm như thế”, Lan Phương tỏ ra bức xúc.
Nguyễn Thanh Tâm bày tỏ: “Mình không tức giận vì số ống hút hay ly nhựa đó sẽ đi về đâu. Bản chất là 5.000 hay 10.000 hay bao nhiêu ống hút, ly nhựa thải ra nữa cũng chỉ là con số rất nhỏ so với số lượng hàng ngày mọi người thải ra. Mình tức giận vì việc lợi dụng những từ khóa về môi trường đó để xây dựng các nội dung nhằm mang lại view và tiền”.
Người này cho rằng việc từ chối những nội dung không lành mạnh, report các nhóm kiếm tiền từ nội dung tương tự cũng là một cách thể hiện quan điểm, thái độ và sự quan tâm của mình đến những người sẽ bị ảnh hưởng xung quanh mình.
"Mình không muốn con em của mình thụ hưởng những nội dung xấu trên YouTube và nhìn thấy những người giàu lên từ nó một cách bất chấp, một xã hội chạy theo đồng tiền và gạt bỏ các giá trị", Nguyễn Thanh Tâm nói.