Nửa đêm,áchtôivượtquatrầmcảkết quả bóng đá giải hạng nhất việt nam người đàn ông ở tầng 4 hét lên. Ông ta lại cãi nhau với bạn gái lúc 23h hơn. Và chuyện này vẫn thường diễn ra như vậy, bất chấp giờ giấc. Tôi ở tầng 3, nghe rõ tiếng ông đập rồi đạp các vật dụng trong nhà rơi loảng xoảng.
Mỗi lần ông cãi nhau với bạn gái tôi có cảm giác căn phòng ông ta đầy ứ năng lượng tiêu cực và từ trường tương ứng. Dù không liên quan nhưng nghe ông rít lên và tiếng rơi vỡ khiến tôi cảm thấy ngột ngạt.
Ba tháng trước, có lần kim đồng hồ chỉ 24h nhưng tôi vẫn nhắn với chủ nhà, “khách thuê trọ tầng 4 cãi nhau với bạn gái và em nghe có tiếng đánh đập, cảm giác rất nguy hiểm, chị có thể tác động để cô ấy không tới nữa được không?”. Tôi lo ông sẽ hành động thiếu kiềm chế hoặc có thể đột quỵ khi nổi nóng, la thất thanh trong đêm kiểu như vậy.
Không biết chị chủ nhà nói gì, sau đó tôi không thấy cô gái đi xe biển số 79 xuất hiện ở căn nhà. Thi thoảng tôi bắt gặp họ ở đầu hẻm, vẫn trong trạng thái đang cãi nhau. Chị dọn phòng bảo, ông ấy người nước ngoài, hình như Philippines, thuê căn hộ này hơn 5 năm. “Trước khi quen bạn gái ở Khánh Hòa, ông ấy sống lặng lẽ hơn, sau này thấy hay cãi lộn ồn ào, gây ảnh hưởng tới khách thuê khác và hàng xóm”, chị người làm thuật lại.
Theo chị chủ, có lẽ cô người yêu còn trẻ và có nhận chu cấp tiền bạc từ ông – một giáo viên dạy tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ tại quận 1, TP.HCM. Và họ cãi nhau vì sau dịch, ông ấy giảm thu nhập nên chu cấp ít hơn. Bản thân ông cũng áp lực vì việc đó nên cấp độ cãi càng nhiều hơn vì những dồn nén trước đó chưa được giải quyết, chỉ tạm khỏa lấp.
Tình cảm, trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực sau Covid-19 - mất hoặc giảm việc dẫn tới giảm thu nhập khiến nhiều người không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân, các mối quan hệ thân gần nên sinh ra trầm cảm. Đây có thể là một trong những lý do.
Ngoài ra, trầm cảm sau sinh hay phát sinh, phát triển trong khi chăm sóc con cái cũng là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ.
Tháng 3 vừa rồi, tôi lặng người khi đọc bản tin người mẹ dìm chết 2 con ở Nam Định. Người phụ nữ vốn là giáo viên dạy Tin học ở một trường tiểu học gần nhà bỗng dưng trở thành kẻ giết người, nạn nhân chính là con mình. Điều bất ngờ theo lời chồng của cô giáo này kể, dù trầm tính, ít nói nhưng vợ mình “hết mực yêu thương chồng con”.
Trầm cảm là nguyên nhân khiến một người hành động tiêu cực, không kiểm soát được hành vi, kể cả là giết người, thậm chí giết chết con ruột của mình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử trên thế giới. Năm 2011, WHO dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu. Thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) năm 2017, có gần 40.000 người Việt tự tử mỗi năm.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet cho thấy, tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm tăng 27,6% trên thế giới vào năm 2020 do Covid-19. Và điều đáng quan ngại, theo WHO, trầm cảm là bệnh lý có diễn biến phức tạp.
Ban đầu người bệnh có thể chỉ có cảm xúc buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú, cảm thấy tự ti... Nhưng sau một thời gian, người bệnh dần rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng, thấy bản thân kém cỏi, có lỗi với gia đình. Người bệnh sẽ cảm thấy cuộc đời mình không đáng sống và nghĩ đến cái chết, cho rằng chỉ có chết đi mới thoát khỏi những khổ đau ở hiện tại.
Hơn 5 năm trước, tôi dự đám tang của một người bạn, tình nguyện viên một tổ chức từ thiện tự lập của người trẻ mà tôi có tham gia. Gia đình và bạn bè ngơ ngác. Họ không hiểu vì sao một người lúc nào cũng cười nói như bạn ấy lại chọn cái chết bằng cách uống thuốc ngủ. Chỉ một vài người thật thân thì hiểu, trước khi chết, bạn từng có thời gian dài mất ngủ, lo âu về tương lai, sợ thất bại…
Trầm cảm âm thầm xâm lấn con người và sau đó có thể biểu hiện ra ngoài dưới nhiều dạng thức, như bỗng dưng nóng tính, thường cãi vã, không kiềm chế được cơn giận hoặc khác thường trong suy nghĩ, lời nói, ứng xử khiến ai cũng dễ nhận ra… Như WHO nhận định, đây là căn bệnh thời đại tấn công con người từ nhiều ngõ ngách, với bất cứ ai.
Vấn đề ở đây không phải là ngồi đợi nó đến rồi mới tìm cách chữa, loay hoay với Đông-Tây y, hoặc đọc sách, tập thiền này kia. Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả và đỡ thiệt hại hơn chữa bệnh.
Cách đây hơn 15 năm tôi từng được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy về cách làm chủ tâm ý mình bằng thực tập chánh niệm. Trong đó, quan sát hơi thở, thiền tập là cách đã được công nhận có hiệu quả. Ấn tượng nhất của tôi khi ngồi ở thiền đường nghe thầy giảng chính là lời đề nghị: Hãy mời phiền não lên ngồi chơi với mình.
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đa số chúng ta có xu hướng tránh né, đè nén hoặc không thừa nhận mình đang phiền não, đang khổ, đang yếu đuối… Điều đó càng khiến cho tình trạng khổ đau, tổn thương trong ta càng lớn. Thiền giúp người ta nhận diện sự thật đang diễn ra, bây giờ và ở đây, qua đó “nói chuyện” với những sự thật ấy để “hiểu và thương”.
Khi đã hiểu, ngay khi ấy ta đã chuyển hóa được phiền não. Và đó là cách mình thương sâu sắc chính mình. Ngay khi ấy mình được chữa lành.
Ngày nay, thiền tập, tạm dừng mọi thứ để thở đang phổ biến toàn cầu. Ngay cả cầu thủ trong mùa bóng căn thẳng, dễ stress như World Cup cũng thiền. Doanh nhân, doanh nghiệp, trường học ở nhiều quốc gia, châu lục cũng cho nhân viên, học sinh, sinh viên tập chánh niệm để ngăn các tác động tiêu cực từ áp lực công việc, học hành… Thiền trở thành kỹ năng sống phổ biến, cần được chia sẻ phổ thông cho mọi người.
Trở lại với việc phòng bệnh. Nếu chúng ta tích cực dưỡng thân tâm bằng cách thực hành chánh niệm, tỉnh thức để có nguồn năng lượng tốt hằng ngày thì chắc chắn, ta sẽ ngăn từ xa nguy cơ của trầm cảm. Rủi nó đến thì mình cũng đã kịp chuẩn bị cả năng lượng cũng như phương pháp trước đó để ôm ấp, chuyển hóa, thay vì cuống lên.
Thực ra, tôi nghĩ, giá trị của thiền còn nhiều hơn là ứng phó với trầm cảm. Nhiều bệnh khác cũng được khuyên nên thực tập thiền. Nhìn vào thực tế, thiền không phải là thực tập tôn giáo nào cả mà là phương pháp để giúp thân tâm cân bằng, làm cho mỗi người biết yêu thương mình, yêu thương mọi người một cách đúng đắn.
Khi có chánh niệm, ta cũng dễ dàng nhận diện người thân, người thương đang khổ đau hay có ách tắc, khó khăn để giúp đỡ. Từ đó, có cơ hội giúp họ vượt qua trầm cảm (nếu có), cũng là giúp cho mình không xót xa khi một ngày họ âm thầm rời khỏi ta một cách đớn đau, bất ngờ.
Thực sự, tình thương luôn là liều thuốc chữa lành hữu hiệu.
顶: 5踩: 656
评论专区