Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar TheủtướngChínhphủdựHộinghịCấpcaoChiếnlượcACMECSlầnthứkèo đá bóng tối nayin Sein, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, lần thứ bảy và Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ sáu tại Nay Pyi Taw của Myanmar, từ ngày 22 đến 23-6 tới.
Đẩy mạnh hợp tác tiểu vùng Mekong
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản vào tháng 12/2003 tại Tokyo, Nhật Bản, lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ nhất vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10, tại Vientiane hồi tháng 11/2004. Việc hình thành hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam là một trong những nỗ lực đáp ứng yêu cầu khách quan của hội nhập tiểu vùng Mekong và ASEAN.
Trở ngại lớn nhất đối với hội nhập ASEAN chính là khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN, cụ thể là giữa các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam với các nước ASEAN. Do đó, hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam khởi nguyên từ ý tưởng thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm thúc đẩy hội nhập của các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam vào tiến trình phát triển chung của khu vực.
Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam là cơ chế hợp tác mở, một mặt phát huy lợi thế, tiềm năng hợp tác sẵn có của các nước này, nhưng mặt khác là kênh kêu gọi hỗ trợ của các nước ASEAN khác và các đối tác phát triển dành cho các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam.
Về cơ chế hợp tác, Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam được tổ chức thường niên, quyết định những vấn đề lớn và định hướng hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar- Việt Nam. Các hội nghị bộ trưởng và hội nghị SOM Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam được tổ chức ngay trước hội nghị cấp cao.
Để triển khai các lĩnh vực hợp tác, các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam nhất trí thành lập 6 Nhóm công tác tương ứng với 6 lĩnh vực hợp tác, trong đó Việt Nam điều phối 3 Nhóm công tác (thương mại-đầu tư, công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực).
Hội nghị cấp cao Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ sáu, tổ chức ở Vientiane vào hồi tháng 3/2013 đã kiểm điểm tình hình triển khai các kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2012 thảo luận về phương hướng đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Campuchia-Lào- Myanmar-Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo đánh giá cao nỗ lực của các Bộ trưởng triển khai các dự án hợp tác, bao gồm việc hoàn thành hầu hết các dự án hợp tác kinh tế trong kế hoạch hành động Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam các năm 2011 và 2012 và xây dựng được Kế hoạch chung trong hợp tác du lịch.
Các nước Campuchia, Lào và Myanmar cảm ơn và đánh giá cao Chương trình học bổng Campuchia-Lào- Myanmar-Việt Nam thường niên của Việt Nam. Các nước đánh giá cao sự hỗ trợ của Ban thư ký ASEAN trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính cho các dự án và khoản 20 triệu USD hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước trên trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Nhật Bản.
Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam 6 đã thông qua Tuyên bố chung Vientiane về tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, du lịch, phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển và hội nhập ASEAN.
Thời gian qua, hợp tác tiểu vùng Mekong diễn ra sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực. Hiện có hơn 10 cơ chế hợp tác Mekong đang hoạt động và bổ trợ hữu hiệu cho hợp tác song phương giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng.
Các cơ chế hợp tác giữa các nước Mekong và các đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng.
Thu hẹp khoảng cách phát triển
Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển.
ACMECS thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan (trước đó có tên là Tổ chức Chiến lược Hợp tác Kinh tế (ECS) theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và ban đầu gồm 4 nước là Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Tại Hội nghị, các nước đã thống nhất đổi tên thành Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (tên của 3 dòng sông chính trong lưu vực sông Mekong). Việt Nam chính thức tham gia ACMECS tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ nhất tại Thái Lan, vào tháng 11/2004.
Tại Hội nghị Cấp cao Bagan, các nước thông qua Tuyên bố Bagan và Chương trình hành động ACMECS, trong đó nêu 5 lĩnh vực hợp tác: thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; hợp tác công nghiệp-nông nghiệp; giao thông; hợp tác du lịch và phát triển nguồn nhân lực.
Tại Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ hai, các nước nhất trí bổ sung thêm lĩnh vực y tế. Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ tư, các nước nhất trí tách lĩnh vực công nghiệp-nông nghiệp thành 2 lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp-năng lượng. Như vậy, đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: Thương mại-đầu tư; nông nghiệp; công nghiệp-năng lượng; giao thông; du lịch; phát triển nguồn nhân lực; y tế.
Tại Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ năm, diễn ra tại Lào vào năm 2013, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013-2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Chương trình hành động nêu rõ các định hướng hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực công nghiệp-năng lượng, du lịch, thương mại-đầu tư, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, kết nối giao thông, y tế và an sinh xã hội, và môi trường.
Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao tính khả thi của các dự án, nhất trí các nước cần sớm xây dựng nội dung chi tiết cho 28 dự án ưu tiên và phối hợp với Ban thư ký ASEAN để vận động tài trợ từ các đối tác phát triển.
Tình hình an ninh chính trị tại tiểu vùng Mekong nhìn chung ổn định. Các nước Mekong duy trì mức tăng trưởng kinh tế khá, trung bình khoảng 6-7%/năm. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành cuối năm 2015 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức đối với các nước thành viên đặc biệt là các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Quan hệ song phương giữa Việt Nam và bốn nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan phát triển tốt đẹp và ngày càng hiệu quả.
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan và Việt Nam-Myanmar tiếp tục được củng cố và phát triển nhanh chóng. Hợp tác giữa Việt Nam và Lào, Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ bảy và Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ sáu nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, kết nối khu vực, bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, thể hiện vai trò dẫn dắt trong hợp tác Mekong và củng cố quan hệ với các nước trong khu vực cũng như thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Myanmar./.
Theo TTXVN