Thể thao Việt Nam đầu tư mũi nhọn phục thù Olympic_kết quả của la liga
Hành trình của đoàn TTVN khép lại tại Olympic Paris ểthaoViệtNamđầutưmũinhọnphụcthùkết quả của la liga2024 sau môn thi đấu cuối của Nguyễn Thị Hương (canoeing) trong ngày 8/8. Tham dự Thế vận hội với 16 VĐV (2 VĐV được đặc cách), tranh tài ở 11 môn thể thao, TTVN không giành được huy chương nào. Đây là kỳ Olympic thứ 2 liên tiếp Việt Nam "trắng tay".
Xét tổng thể, đoàn TTVN có một kỳ Olympic không thành công khi hầu hết các VĐV đều chưa đạt được thành tích như mong muốn, thậm chí không thắng được chính mình. Nhưng công bằng mà nói, thất bại của đoàn TTVN sớm được dự báo khi số lượng VĐV vượt qua vòng loại rất hạn chế (chỉ bằng 1/3 Thái Lan), lại không có gương mặt xuất sắc, mũi nhọn thực sự.
Nhìn sang các quốc gia khu vực, Thái Lan, Philippines hay Indonesia đều có những VĐV đẳng cấp hàng đầu thế giới. Họ được giao chỉ tiêu phải có huy chương, thậm chí là HCV trước khi lên đường tới Pháp.
Một kỳ Olympic "trắng" huy chương với đoàn TTVN, nhưng các VĐV đều đã thi đấu hết khả năng. Dù thua về trình độ, thể hình, thể lực, thua thiệt về công tác chuẩn bị, đội ngũ hỗ trợ... nhưng những Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Phạm Thị Huệ (rowing), Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông)... đã để lại những hình ảnh đẹp về sự nỗ lực, chiến đấu tới cùng.
Nhưng ở sân chơi Olympic không chỉ là hình ảnh đẹp, mà còn là kết quả cụ thể. Và nếu xét về mặt chuyên môn, TTVN có thể hy vọng vào bắn súng.
Ở hai nội dung tham dự tại Olympic Paris 2024 là 25m súng ngắn hơi và 10m súng ngắn thể thao, nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh đều vào chung kết. Có chút tiếc nuối khi Vinh xếp thứ 4 nội dung 25m súng ngắn hơi và hạng 7 nội dung 10m súng ngắn thể thao, bởi chỉ cần thêm một chút "lỳ lợm", kỹ thuật bắn tốt hơn, xạ thủ Việt Nam có thể chạm tay vào tấm huy chương.
Không thể giành huy chương cho đoàn TTVN, Thu Vinh gửi lời xin lỗi tới người hâm mộ. Đó là cảm xúc thực sự của một xạ thủ thi đấu hết mình nhưng kết quả không được như mong muốn. Nhưng chắc chắn Thu Vinh vẫn có quyền tự hào khi là nữ xạ thủ Việt Nam đầu tiên vào chung kết 2 nội dung ở sân chơi lớn nhất thế giới.
Nhìn rộng ra, với những gì mà Thu Vinh thể hiện trong suốt 1 năm qua, cô cũng như bộ môn bắn súng xứng đáng được đầu tư quyết liệt hơn nữa. Cần phải nhắc, sau khi Hoàng Xuân Vinh chỉ về thứ 4 ở Olympic 2012, xạ thủ Quân đội này nhận được đầu tư đặc biệt từ ngành thể thao, nhờ vậy 4 năm sau đã làm nên chiến tích với 1 HCV, 1 HCB tại Olympic 2016.
Chuyên gia Park Chung Gun (Hàn Quốc) đánh giá nếu Thu Vinh được "chăm sóc" với điều kiện tốt nhất, khả năng 4 năm tới, tấm huy chương Olympic không phải là điều gì đó quá xa vời.
Vấn đề ở chỗ, sự đầu tư của TTVN với các môn và VĐV trọng điểm vẫn chưa tới nơi tới chốn. Lý do bởi bản thân ngành thể thao cũng gặp khó khăn riêng khi thiếu kinh phí, khó kêu gọi xã hội hóa... Mỗi năm, ngành thể thao chỉ được rót ngân sách khoảng 7-800 tỷ, chỉ đáp ứng cơ bản phần nào nhu cầu tập luyện, dinh dưỡng, tập huấn cho hàng nghìn VĐV.
Song, thẳng thắn mà nói, đề án “tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035” được phê duyệt và thực hiện từ năm 2019 tới nay, nhưng sự hiệu quả không cao vì dàn trải nhằm đáp ứng thành tích cho sân chơi khu vực, cụ thể là SEA Games.
Ngoài những môn cơ bản Olympic, ngành thể thaovẫn phải dành nguồn lực cho những môn như pencak silat hay wushu. Chưa kể mỗi khi SEA Games được tổ chức, sẽ có những môn "ao làng" mà Việt Nam gần như chắc chắn tham dự.
Chỉ khi nào những môn thể thao mũi nhọn, có khả năng tranh chấp huy chương cao như bắn súng, bắn cung, cử tạ... có nhiều VĐV đẳng cấp thế giới và được "chăm sóc" đặc biệt, đồng thời hệ thống thi đấu các giải quốc gia được nâng cấp, các địa phương phát triển và tuyển chọn tài năng từ cấp cơ sở, cùng rất nhiều điều kiện quan trọng khác, khi đó cơ hội huy chương Thế vận hội mới mở ra với thể thao nước nhà.