Doanh nghiệp Việt đang đứng trước thách thức lớn trong cơn lốc đổi mới của CMCN 4.0_nhan dinh bong da net
Nhiều thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt trong CMCN 4.0
Ban Kinh tế Trung ương vừa chủ trì tổ chức hội thảo - triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017 với chủ đề “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp trong tương lai” tại Hà Nội. Bên cạnh triển lãm các sản phẩm,ệpViệtđangđứngtrướctháchthứclớntrongcơnlốcđổimớicủnhan dinh bong da net giải pháp của các doanh nghiệp đã triển khai công nghiệp thông minh, sự kiện còn có 3 phiên hội thảo chuyên đề: “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp”, “Thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ trong kỷ nguyên số” và “Chiến lược xây dựng đô thị thông minh”.
Trong phát biểu tại phiên hội thảo chuyên đề “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp” diễn ra chiều qua, 5/12/2017, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngay tại các khu trưng bày triển lãm của các doanh nghiệp tham gia hội thảo - triển lãm Smart Industry World 2017, mọi người đêù có thể thấy được những ứng dụng thực tiễn của các công tiên tiến, hiện đại đến từ cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 như robotics, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, in 3D, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… trong các lĩnh vực sản xuất.
Theo Thứ trưởng, hiện nay chúng ta đã có thể nhìn thấy hình ảnh những cánh tay robot khổng lồ trên những dây chuyền lắp ráp tự động điều khiển từ xa; hay hình ảnh con người tương tác, làm việc cùng robot đang dần trở nên phổ biến. Và thậm chí, mô hình của những nhà máy số cũng đã được thử nghiệm.
Trong lĩnh vực dịch vụ, có thể dễ dàng nghe thấy và chắc chắn không ít người đã có những trải nghiệm thực tế với những mô hình kinh doanh mới hết sức thú vị như Uber, Grab trong lĩnh vực giao thông; hay Alibaba, Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử… Còn rất nhiều mô hình hình thành công việc từ việc ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống kinh tế xã hội.
“Có thể nói rằng, các công nghệ này đang và sẽ tạo ra một nền sản xuất mới với khả năng linh hoạt cao trong việc đáp ứng những nhu cầu cá biệt của người dùng, tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội giúp cho nền sản xuất trong tương lai có tính cạnh tranh và bền vững hơn”, Thứ trưởng nhận định.
Tại phiên hội thảo chuyên đề: “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp”, các diễn giả chia sẻ nhiều kinh nghiệm thành công của các hoạt động ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp lớn. Điều này, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đã tạo ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp khả năng cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường, thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng trong suốt thời gian vừa qua và nhất là trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có đủ tiềm lực và định hướng chiến lược trong việc đầu tư, ứng dụng những công nghệ mới hiện đại, đặc biệt những CMCN 4.0 vào trong quá trình sản xuất còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trên 95% các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới còn rất thấp. Ngay cả nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng.
Với những hạn chế kể trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong cơn lốc đổi mới của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận, đánh giá để có những bước đi phù hợp nhằm tận dụng những cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 có thể mang lại. “Hiện nay chúng ta nói rất nhiều là trong CMCN 4.0, cơ hội lớn hơn thách thức. Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân tôi cảm nhận là có rất nhiều thách thức với các doanh nghiệp và dường như thách thức nhiều hơn cơ hội”, Thứ trưởng chia sẻ.