Zebra,àbánlẻViệtnêntừbỏgiấybútđểcảithiệnhiệusuấsoi kèo newcastle vs mu hãng chuyên cung cấp các giải pháp số hoá đa lĩnh vực, vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy sau đại dịch, khách hàng bắt đầu trực tiếp ra các cửa hàng mua sắm nhiều hơn, bên cạnh việc mua sắm trực tuyến.
Cứ 10 người tham gia khảo sát thì có 7 người muốn mua sắm cả trong cửa hàng và trực tuyến. Họ cũng mong muốn các nhà bán lẻ trực tuyến có cửa hàng bán trực tiếp. Điều này cho thấy người tiêu dùng mong muốn một trải nghiệm mua sắm liền mạch cả online lẫn offline.
Trả lời về việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải làm gì để nâng cao lợi thế cạnh tranh, ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á (SEA), Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương, cho hay, người mua hàng hiện nay mong muốn mua hàng cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến, do đó doanh nghiệp phải bảo đảm triển khai đầy đủ bán hàng đa kênh.
Như vậy các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo hệ thống bán hàng của họ đáp ứng được trên nhiều kênh khác nhau.
Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ cần phải đầu tư vào các giải pháp số. Các giải pháp số nên lựa chọn theo khả năng tài chính, chưa cần phải là một hệ thống tốn kém ngay từ đầu. Hiện nay có nhiều lựa chọn công nghệ để số hoá quy trình, cho dù đó là các ứng dụng được phát triển sẵn trên nền tảng web hay nền tảng di động.
Với giải pháp phù hợp, doanh nghiệp không chỉ ghi nhận được các đơn hàng của khách hàng mà còn có thể quản lý được hàng tồn kho, không để tình trạng hết hàng.
Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng là tính sẵn sàng của hàng hoá, doanh nghiệp không nên để xảy ra tình trạng hết hàng mà khách không được báo trước. Vì khảo sát cho hay, có tới 76% khách hàng ra về mà không mua các mặt hàng đã dự định, nguyên nhân chủ yếu do hết hàng.
Các giải pháp sẽ giúp nhà bán lẻ đạt được những mục tiêu như quản lý hàng tồn kho, xử lý các giao dịch tại cửa hàng và trên các kênh số. Việc này nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất cho dù họ mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hay online.
“Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tuyệt vời và cũng là cơ hội dành cho các nhà bán lẻ tại Việt Nam. Điều may mắn là những giải pháp đều đã có, giá cả không quá đắt. Doanh nghiệp không cần phải bỏ tới hàng triệu USD mà chỉ cần đầu tư bằng các giải pháp có sẵn tại thị trường trong nước”, ông Christanto nói.
Để cải thiện hiệu suất và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, đôi khi chỉ cần khởi đầu từ những thay đổi nhỏ bên trong các hệ thống bán lẻ.
“Mấu chốt ở đây là chúng ta nên từ bỏ hệ thống giấy bút truyền thống, thủ công. Kỷ nguyên đó qua rồi. Công nghệ cơ bản phải có hiện nay là máy quét mã vạch, barcode…”, ông George Pepes, Trưởng bộ phận Giải pháp ngành dọc, lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe và Bán lẻ, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương bổ sung.
“Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần biết số liệu nhập hàng và xuất hàng như thế nào, hàng tồn kho ra sao một cách chính xác”, đại diện Zebra nói thêm.
Khảo sát cho thấy các nhà bán lẻ trên toàn cầu đang hướng tới tự động hoá tại cửa hàng. Trên toàn thế giới, gần một nửa các nhà bán lẻ đang cải tạo lại cửa hàng, chuyển đổi khu vực thanh toán truyền thống thành quầy tự phục vụ và thanh toán không tiếp xúc.
Tình hình cũng tương tự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương – nơi 79% nhà bán lẻ coi thanh toán qua nhân viên là ít cần thiết, trong khi 53% đã chuyển đổi không gian cửa hàng sang khu vực tự phục vụ và 52% đang cung cấp các tùy chọn không tiếp xúc.
Về phía khách hàng, rất nhiều người sẵn sàng tiếp nhận các đổi mới từ nhà bán lẻ. Khảo sát cho thấy khoảng 8 trong số 10 khách mong đợi nhà bán lẻ sẽ cập nhật công nghệ mới nhất.