Điện khí vướng đủ thứ, 3 đại dự án chưa tìm được nhà đầu tư_bóng đá cá cược hôm nay

[La liga] 时间:2025-01-11 00:52:27 来源:Xổ số 88 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:193次

Chiều 24/5,Điệnkhívướngđủthứđạidựánchưatìmđượcnhàđầutưbóng đá cá cược hôm nay Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc trực tuyến với các địa phương, chủ đầu tư về các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước và khí LNG nằm trong danh mục các dự án trọng điểm đầu tư của quy hoạch và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Loạt dự án “giậm chân tại chỗ”

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án). Trong đó, nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước có 10 dự án, nhà máy điện khí LNG có 13 dự án.

Thế nhưng, theo ông Tô Xuân Bảo - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - đến thời điểm hiện tại, hầu hết dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Đặc biệt, 3 dự án là Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

điện khí
Một dự án điện khí đang được đầu tư xây dựng. Ảnh: Xuân Ngọc

Cụ thể, các dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư như Hải Lăng giai đoạn 1, Quảng Ninh vẫn chưa hoàn thiện FS theo ý kiến thẩm định của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để trình lại Bộ Công Thương thẩm định. 

Dự án LNG Bạc Liêu, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn 2 chưa hoàn thành công tác đàm phán PPA; dự án Long An I và II chưa hoàn thành công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt FS; 2 dự án BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II thì các chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện FS theo quy định để đủ điều kiện phê duyệt...

Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Cục đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, trình lãnh đạo Bộ xem xét, xin ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định để trình Thủ tướng ban hành.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án

Tại buổi làm việc, các tỉnh nêu hàng loạt vướng mắc liên quan đến việc đàm phán ký kết các hợp đồng; tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương; một số địa phương chưa thể đàm phán, ký kết thoả thuận đấu nối cho dự án do chưa xác định được chủ đầu tư các dự án đường dây truyền tải để giải toả công suất; các đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành…

dien khi
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi.

Ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - thừa nhận, tỉnh đã thông qua hồ sơ đấu thầu song còn một số nội dung vướng mắc. Đầu tháng 6 này, tỉnh sẽ phát hành hồ sơ đấu thầu, đồng thời tập trung chỉ đạo nhằm đạt được tiến độ đề ra. 

Theo ông Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - việc lựa chọn nhà đầu tư cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tỉnh cam kết sẽ hoàn thành trong tháng 9 và khởi công sau khi các thủ tục pháp lý được hoàn thành. 

Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng khu vực phía Bắc, hướng tới mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26, ông Thi cho hay.

Với tỉnh Quảng Trị, dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 với 1.500 MW đến nay đã hoàn thành việc phê duyệt 5 thỏa thuận chuyên ngành. Ngoài ra, còn 13 thỏa thuận chuyên ngành chưa được cấp có thẩm quyền thỏa thuận... Nguyên nhân đến từ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, phao tín hiệu, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 chưa phê duyệt; vướng mắc trong việc ký kết thỏa thuận phương án đấu nối...

Để đảm bảo tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung liên quan như: về thỏa thuận đấu nối dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 vào hệ thống điện quốc gia; về hợp đồng mua bán điện; về chuyển ngang giá LNG sang giá điện; về hợp đồng mua nhiên liệu LNG...

Đại diện PVN thông tin, đơn vị đang khẩn trương triển khai thực hiện chuỗi dự án điện khí Lô B và các dự án điện Ô Môn III, Ô Môn IV; khẩn trương hoàn thiện, ký kết hợp đồng cho các dự án điện sử dụng khí Lô B. Cùng đó, PVN cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực thiện các dự án điện, khí đã được giao làm chủ đầu tư để sớm đưa vào vận hành.

PVN cũng tích cực đẩy nhanh các buổi làm việc với địa phương để xây dựng trung tâm khí tại Vũng Áng (Quảng Bình) nhằm cung cấp nguồn khí cho các địa phương xung quanh, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án cũng như đảm bảo đủ nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất.

Qua thông tin báo cáo của một số địa phương cũng như quá trình theo dõi của các đơn vị chuyên môn, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, tình hình thực hiện các dự án điện khí chưa có nhiều thay đổi. Ông nhấn mạnh, các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, không chỉ bảo đảm đủ tổng nguồn trong quy hoạch, mà còn là nguồn điện nền để huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời. 

Bộ trưởng đề nghị các địa phương trên yêu cầu nhà đầu tư ngay sau khi được lựa chọn phải gấp rút triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định để trình phê duyệt FS và triển khai các bước tiếp theo, để bảo đảm trước năm 2029 các dự án này đều phải được phát điện thương mại, cung cấp điện cho quốc gia…

“Trong thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ nỗ lực giải quyết vướng mắc, đồng thời kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành xem xét tháo gỡ khó khăn, với quyết tâm cao nhất là đảm bảo tiến độ các dự án”, Bộ trưởng Công Thương cho hay.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điệnĐiện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán giá điện các dự án này gặp khó.

(责任编辑:La liga)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接