Bộ GD-ĐT vừa ban hành các Thông tư quy định mã số,áoviêntrútđượcgánhnặngchứngchỉngoạingữtinhọket qua c2 tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập.
Điểm mới được nhiều giáo viên quan tâm là việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định trước đây, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, ở các vùng miền khác nhau đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 (tùy hạng và tùy cấp học) và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Giờ đây các yêu cầu được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, 'nút thắt' về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên đã được tháo gỡ. Việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2021.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Giảm áp lực cho giáo viên
Cô Thanh Liên, giáo viên mầm non công lập ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) kể bản thân từng 'khốn đốn' để có được chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
“Với công việc giảng dạy hàng ngày của giáo viên mầm non, gần như không sử dụng ngoại ngữ. Kể ra nếu đi học tin học và ngoại ngữ để nâng cao kiến thức thật sự thì rất tốt. Nhưng thực tế chỉ để có đủ giấy tờ hoặc làm đẹp hồ sơ, tôi thấy vất vả quá”.
Hiệu trưởng một trường mầm non ở Hải Dương nhận định, có những người không có chứng chỉ nhưng qua sát hạch hoặc kiểm tra trên thực tế thì họ lại làm rất tốt. Nhưng ngược lại, có người có chứng chỉ đầy đủ nhưng trình độ và tay nghề lại yếu.
"Với lại, nhiều khi có những chứng chỉ chỉ muốn có đơn giản chỉ cần đến điểm danh ghi tên là xong".
Trong khi đó, cô Thu Hà, giáo viên tiểu học ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) chia sẻ, trước thông tin Bộ GD-ĐT bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, không ít giáo viên tỏ ra nuối tiếc, bởi đã có đầy đủ cả 2. Song, theo cô, đây vẫn là một tin vui với ngành giáo dục. Việc này giúp nhiều giáo viên bỏ được gánh nặng, giảm áp lực, đỡ tốn kém tiền bạc và thời gian học chứng chỉ.
“Những thứ không cần thiết thì nên bỏ bớt cho giáo viên đỡ áp lực. Như dạy trực tuyến mùa Covid-19 này chẳng hạn, ai cũng phải học hỏi, tìm hiểu để tìm cách dạy tốt. Như vậy, không cần chứng chỉ giáo viên vẫn phải tự học để phục vụ công việc của chính mình”, cô Hà nói.
Hợp lý vì 3 lý do
Trao đổi với VietNamNet, TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng nhận định việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là hợp lý vì 3 lý do.
TS Trương Đình Thăng (phải) - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) |
"Thứ nhất, ngoại ngữ và tin học là hai bộ môn trong chương trình đào tạo và các trường đã công bố chuẩn đầu ra. Vì vậy, yêu cầu có thêm chứng chỉ riêng của ngoại ngữ và tin học là thừa, gây áp lực cho giáo viên, gây tốn kém.
Cái cần nhất là phải nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và tin học ở các trường, thắt chặt chuẩn đầu ra thì vẫn đảm bảo" - ông Thăng nhấn mạnh.
"Thứ hai, thực tiễn cho thấy việc yêu cầu hai chứng chỉ đó không nâng cao được năng lực ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên mà tạo môi trường “chạy chứng chỉ” nhằm đủ chứng chỉ theo quy định, nảy sinh những tiêu cực trong đào tạo và cấp chứng chỉ.
Và thứ ba, về lý luận, các trường đã đào tạo ngoại ngữ và tin học trong chương trình và có công bố chuẩn đầu ra cho các bộ môn đó, yêu cầu các em khi ra trường có thêm chứng chỉ đó không khác gì phủ nhận chương trình đào tạo của các trường".
"... Với việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của giáo viên, chúng ta buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ câu chuyện tiêu chuẩn các ngạch công chức, viên chức hiện nay, bởi nếu không sẽ nảy sinh vấn đề khó lý giải: Cũng là viên chức như giáo viên mà tại sao bác sỹ, phóng viên, biên tập viên... vẫn buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Ý nghĩa của một bước cải cách đột phá hay không nằm ở chính câu chuyện này". Trích Bài viết: 'Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên: Quản lý theo chứng chỉ hay thực tài' - Tiến sĩ Đinh Duy Hòa. Xem bài viết TẠI ĐÂY |
Thanh Hùng
Đây là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.