发布时间:2025-01-25 04:35:08 来源:Xổ số 88 作者:Nhà cái uy tín
Bé T.A.N.(17 tháng tuổi,ấuhiệutrẻmắkết quả vô địch bồ đào nha Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những bệnh nhi Covid-19 phải nhập viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Chị N.T.N.Q. mẹ của bé N. cho hay, thời gian cách ly tại nhà, cháu có biểu hiện sốt cao liên tục, khó thở, thở rút lõm ngực, sốt mê man. Gia đình ngay lập tức đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa được bệnh viện giao cho 80 giường điều trị trẻ mắc Covid-19, tuy nhiên hiện nay đã có khoảng hơn 100 bệnh nhi. Số lượng trẻ nhập viện rất đông, tăng đột biến từ trước đến nay. “Trước chỉ lẻ tẻ vài ca, đợt này số lượng bệnh nhi tăng nhanh. Có những ngày cao điểm là hơn 20 trẻ”, bác sĩ thông tin.
Bác sĩ cho biết, đa phần trẻ nhập viện có triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo dấu hiệu li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp. Các bệnh nhi đều được phân ở tầng 2, cần sự can thiệp của y tế.
Cũng theo Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng thấp hơn so với người lớn, tuy nhiên, số lượng tăng nhanh nên số trẻ em diễn biến nặng cũng sẽ tăng. Các trẻ diến tiến nặng thường xảy ra ở nhóm có bệnh nền như thận, bệnh về huyết học, cơ địa béo phì.
“Hầu hết trẻ mắc Covid-19 những ngày đầu là sốt. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo cha mẹ hãy bình tĩnh, không nhất thiết phải đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức mà hãy làm theo các cách hướng dẫn của Bộ Y tế như sốt thì dùng hạ sốt. Theo dõi nếu trẻ có những dấu hiệu nặng thì cần đến ngay cơ sở y tế”, bác sĩ đưa ra khuyến cáo.
Trong gia đình có người bị F0, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ thực hiện tốt 5K để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Nếu trẻ sốt, có thể cho uống hạ sốt, khi con ho thì dùng các chế phẩm ho thông thường và chăm sóc trẻ đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng virus hoặc các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép cho trẻ uống để tránh “tiền mất tật mang”.
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: M.T |
Theo “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ mắc Covid-19" mới được Bộ Y tế ban hành, khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh.
Với nhóm trẻ dưới 5 tuổi:
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật
- Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
- Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, tiểu ít...
- Tím tái
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
- Nôn mọi thứ
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Với nhóm trẻ từ 5 tuổi trở lên:
- Cảm giác khó thở
- Ho thành cơn không dứt
- Không ăn/uống được
- Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
- Nôn mọi thứ
- Đau tức ngực
- Tiêu chảy
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 )
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Nguyễn Liên
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn điều chỉnh việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19, trong đó có đối tượng bệnh nhi.
相关文章
随便看看