Hạ tầng số Việt Nam là không gian hoạt động mới của các nhà mạng_phan tich keo bong da
Ngày 23/1,ạtầngsốViệtNamlàkhônggianhoạtđộngmớicủacácnhàmạphan tich keo bong da Cục Viễn thông đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2024. Đến dự hội nghị này có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long và lãnh đạo một số đơn vị của Bộ.
Thúc đẩy hạ tầng số
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, điểm nổi bật trong năm 2023 là Quốc hội đã thông qua Luật Viễn thông sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương về phát triển hạ tầng viễn thông, tạo nền tảng cho kinh tế số, xã hội số, xây dựng hành lang pháp lý mới về viễn thông phù hợp với xu thế về chuyển đổi số. Luật đã bổ sung quản lý đối với 3 dịch vụ là trung tâm dữ liệu, đám mây và OTT theo hướng quản lý nhẹ và mở.
Trong năm 2023, Cục Viễn thông đã xử lý 17 triệu thuê bao chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu dân cư và xử lý tình trạng 1 thuê bao sở hữu trên 10 SIM để giải quyết vấn nạn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đánh giá cao thành tích của Cục Viễn thông đã xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi có nhiều điểm mới. Thứ trưởng nhìn nhận, nếu hạ tầng số tắc nghẽn thì nền kinh tế số cũng sẽ bị tắc nghẽn. Đồng thời, đề nghị Cục Viễn thông phải hoàn thiện các các định hướng, các chỉ đạo thành các chỉ số với các mục tiêu hạ tầng số để các doanh nghiệp thực hiện.
Tìm lời giải cho những vấn đề khó
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, các vấn đề như đấu giá kho số, đo kiểm 5G, 4G, đầu tư chung hạ tầng 5G, đào tạo và bổ sung nhân sự, đưa Việt Nam trở thành digital hub… là những nội dung mà Cục Viễn thông đang gặp khó khăn trong việc tìm ra lời giải.
Gợi ý lời giải về những nội dung trên cho Cục Viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sau khi đấu giá, kho số sẽ là tài sản của người dân; người dân có quyền trao đổi buôn bán số điện thoại và tuân thủ quy định hiện hành.
Đối với vấn đề chia sẻ hạ tầng 5G, cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng viễn thông, nhưng không lấy tần số của doanh nghiệp khác vào sử dụng cho doanh nghiệp của mình.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, có thể cập nhật những thông tin mới nhất của thế giới về các công nghệ trên thế giới với với hệ tri thức và công cụ trợ lý tìm kiếm bằng việc ứng dụng AI và chatbot để có thể hỏi đáp kiến thức mới về công nghệ.
Chia sẻ về làm sao để Việt Nam trở thành digital hub, Bộ trưởng cho hay, vấn đề đầu tư bao nhiêu tuyến cáp quang tuyến cáp quang biển và trung tâm dữ liệu là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, phải xác định nhu cầu tối thiểu cho Việt Nam. Một tuyến cáp quang biển xây dựng mới mất khoảng 3 năm nên cần dự báo trước để các doanh nghiệp thực hiện. Để đảm bảo kết nối quốc tế an toàn, Việt Nam cần cáp quang quốc tế đi theo 3 hướng.
Viễn thông trước cuộc đổi mới lần 2
Đầu thập niên 90, Việt Nam đã làm cuộc cách mạng chuyển từ analog sang digital đã đưa Việt Nam từ nước viễn thông lạc hậu trở thành quốc gia đi đầu về kỹ thuật số. Sau đó, đã đưa dịch vụ viễn thông, đặc biệt là di động từ xa xỉ trở thành bình dân và tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ phổ cập di động thuộc top đầu thế giới.
Thế nhưng, sau hơn 2 thập niên, câu chuyện đó đã khác đòi hỏi viễn thông trước những thay đổi lớn. Các dịch vụ truyền thống liên tục sụt giảm, khách hàng đã chuyển sang sử dụng dịch vụ OTT. Một thống kê rất đáng báo động là nếu như trước đây các mạng di động tăng trưởng ở mức 2 con số thì những năm gần đây, con số này đã liên tục sụt giảm mạnh. Những năm gần đây các nhà mạng có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng GDP. Cụ thể, Viettel tăng từ 2-5%, VNPT từ 2-3%, MobiFone thì giảm từ 4-10% mỗi năm. Trong khi đó, một nhà mạng viễn thông thế hệ mới mà tăng trưởng tốt là phải xung quanh 10%, tăng trưởng mức đạt yêu cầu thì cũng phải trên 5%. Nhu cầu khách hàng sử dụng băng rộng, ứng dụng kết nối băng rộng điều khiển các thiết bị thông minh ngày càng tăng. Đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà là thách thức của viễn thông toàn cầu. Điều này đòi hỏi các nhà mạng phải tìm ra không gian tăng trưởng mới và cơ quan quản lý nhà nước cũng phải có những định hướng mới.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cách đây khoảng 5 năm, vấn đề viễn thông bước vào cuộc đổi mới lần 2 đã được đề cập. Cuộc chuyển dịch từ viễn thông lên công nghệ số có thể kéo dài 5 - 10 năm hoặc lâu hơn. Nhiều nhà mạng không thấy sự tiến hóa đó mà lại chia thành các nhánh mới như các công ty công nghệ số.
Bộ trưởng nhấn mạnh năm 2024 sẽ là những chuyển dịch quan trọng: Từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số; từ công nghệ thông tin sang công nghệ số; từ ứng dụng CNTT sang công nghệ số; từ tự động hóa sang thông minh hoá, sang trí tuệ nhân tạo; từ xử lý thông tin hữu hạn sang xử lý dữ liệu số vô hạn để sinh ra giá trị mới; từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số; từ gia công, lắp ráp sang làm sản phẩm Make in VietNam; từ doanh nghiệp dịch vụ sang doanh nghiệp công nghiệp và công nghệ; từ doanh nghiệp khai thác sang doanh nghiệp nghiên cứu phát triển các ứng dụng số; từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính.
Đây là xu hướng nhưng cũng là động lực cho các nhà mạng. Sự chuyển dịch này có sứ mệnh lớn lao hơn với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, Cục Viễn thông phải nắm rõ định hướng như là “kim chỉ nam” để dẫn dắt.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận: Chuyển đổi thường là việc khó nhất của một tổ chức, trong khi cái cũ thì quá lớn, lại đang rất ổn. Nếu không đổi mới, không chuyển đổi thì không có không gian mới, không có tương lai cho ngành này và không tạo ra hạ tầng cho sự phát triển của đất nước.
Bộ trưởng đề nghị Cục Viễn thông phải nắm chắc nội hàm hạ tầng số của Việt Nam và một số nền tảng số có tính hạ tầng. Hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Nội hàm ở trên chính là không gian mới cho các nhà mạng và không nhỏ hơn không gian viễn thông.
Cục Viễn thông cũng phải xác định nghề chính của các nhà mạng là nghề hạ tầng, lợi thế cạnh tranh chính cũng là hạ tầng, sứ mạng chính cũng là hạ tầng và phải để cho doanh nghiệp khác đứng trên vai mình mà kinh doanh. Các nhà mạng phải đầu tư cho hạ tầng từ 15- 20% doanh thu cho hạ tầng và khi có công nghệ mới như 5G thì phải đầu tư lớn hơn từ 20 – 25% doanh thu.
Năm 2024 chủ đề của Bộ TT&TT là phổ cập hạ tầng số, sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.
“Nếu nhìn từ toàn cầu cho thấy doanh thu đến từ các ứng dụng số chiếm đến trên 50% doanh thu viễn thông và góp phần tạo ra tăng trưởng cho nhà mạng khoảng 10%/năm. Đầu tư 5G mới tạo ra tăng trưởng 10%, nhưng tăng trưởng này không chỉ có 5G mà là hệ sinh thái 5G.
Việc thúc đẩy các nhà mạng đi vào các ngành để sáng tạo ứng dụng số, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cũng chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước… Chuyển đổi số, ứng dụng số vào các ngành công nghiệp đó chính là con đường để tăng năng suất lao động” Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng lưu ý: Năm nay, Chính phủ xác định là năm tăng tốc về đích, nên các việc ta phải làm nhanh hơn. Đất nước đang phụ thuộc và hạ tầng số, công nghệ số nên phải nỗ lực nhiều hơn.
Ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục Viễn thông cám ơn Bộ trưởng đã chỉ ra cách làm mới, biến việc khó thành việc dễ. “Cục Viễn thông nhận thức rõ hơn về tầm nhìn phát triển viễn thông Việt Nam và sứ mệnh của Cục trong 10-20-30 năm tới, đó là chuyển từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, chuyển từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng của nền kinh tế. Cục Viễn thông sẽ làm rõ nội hàm hạ tầng số phổ cập, siêu lớn, siêu rộng, thông minh, bền vững, xanh, an toàn, digital hub và tháng 5 sẽ công bố khái niệm, nội hàm này. Cục Viễn thông xin nhận sứ mệnh mới Bộ trưởng giao, đổi mới hoạt động Cục Viễn thông và quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao” - ông Nguyễn Thành Phúc nói.
本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/602b998554.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。