Trước đó,ừngbịtiênlượngtửvongbệnhnhâkqbd hang 2 ha lan ngày 1/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa vào Bệnh viện Phổi Đà Nẵng điều trị ngày 2/8.
Tính đến thời điểm xuất viện, đây là bệnh nhân có thời gian điều trị dài nhất ở đây, gần 2 tháng.
Bà N. nhập viện trong trạng thái tỉnh, có thể tiếp xúc, nhưng sốt cao (39 độ C), mệt mỏi. Phổi đã bị tổn thương, X-quang phổi thấy vết mờ lan tỏa cả hai phổi.
Trong 2 ngày (4-5/8), bệnh nhân được thở oxy. Lúc 10h ngày 5/8, bệnh nhân khó thở, nên được chỉ định thở HFNC. Tiên lượng bà N. có diễn biến xấu dần, Bệnh viện Phổi đã chỉ định lọc máu liên tục trong 5 ngày.
Chiều nay bệnh nhân được ra viện nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu. Ảnh: BVCC. |
Ngày 9/8, nhận định bệnh nhân thở HFNF không hiệu quả, các bác sĩ quyết định chuyển sang thở máy không xâm nhập. Đến 16h, SpO2 tụt, bệnh nhân bắt đầu thở máy qua nội khí quản từ ngày 10-26/8.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết, từ ngày 20 đến 25/8, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Ngày 27/8, bệnh nhân được thở máy qua khai khí quản, đến ngày 30/8, bệnh nhân hồi tỉnh và mở mắt tự nhiên. Từ ngày 9-26/9, bệnh nhân tỉnh táo hơn, đáp ứng với tiếng gọi và kích thích đau, có phản xạ ánh sáng. X-quang phổi cải thiện, bệnh nhân chỉ còn thở oxy qua T-Tube 6l/p.
Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong 5 lần từ 19/8 tới 26/9, đều có kết quả âm tính.
"Đây là trường hợp lội ngược dòng từ cửa tử trở về cửa sinh thành công. Nhiều bệnh nhân khác có các triệu chứng và diễn biến tương tự nhưng đều đã tử vong”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Chiều nay, bệnh nhân ra viện với kết quả X-quang phổi cải thiện, các xét nghiệm chức năng gan, thận, tim mạch tạm ổn. Bệnh nhân tỉnh, nhưng tiếp xúc chậm, cơ còn yếu, thở oxy qua T-Tube 2 l/p.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Hiền
Chiều 25/9, Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người nước ngoài đang làm việc, cư trú trên địa bàn.