游客发表
Từ ngày 1-1-2014,lịch thi đấu epl hàng chục ngàn lượt học sinh khu vực ngoại thành TP HCM sẽ không còn được đưa rước vì các chủ xe đồng loạt tạm nghỉ do mức trợ giá quá thấp.
Từ ngày 1-1-2014, xe sẽ không còn đưa rước học sinh Trường Tiểu học Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM |
Tại cuộc họp mới đây giữa xã viên và Ban Chủ nhiệm HTX Vận tải - Du lịch Thanh Sơn, đơn vị đảm nhận đưa rước học sinh (HS) khoảng 40 trường ở ngoại thành TP HCM, chủ nhiệm Phạm Thị Thanh cho biết hợp đồng trợ giá chở HS năm 2013 vẫn chưa được ký kết giữa 3 bên (HTX, nhà trường, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng) mà không rõ lý do. Theo bà Thanh, mức trợ giá phân bổ năm 2013 của trung tâm rất thấp so với các năm trước, nếu HTX tiếp tục hoạt động thì xã viên sẽ chịu lỗ.
Đồng loạt “nghỉ chơi”
Cuộc họp nhằm lấy ý kiến của xã viên HTX Thanh Sơn về việc có nên tạm dừng hoạt động để chờ Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng ký hợp đồng trợ giá học kỳ mới hay không. Bà Thanh cho biết hợp đồng đặt hàng của trung tâm vừa gửi cho HTX, theo đó sớm nhất cũng đến tháng 1-2014, xã viên mới nhận tiền trợ giá tháng 8 và 9-2013.
“Tiền trợ giá năm nay thấp hơn nhiều, trong khi đầu năm 2014, nhiều khoản khác như phí đường bộ, phí xét xe đều tăng, chắc chắn chủ xe chịu không nổi. Do đó, ý kiến của HTX là từ ngày 1-1-2014 sẽ tạm dừng hoạt động, nếu chạy tiếp thì buộc phải thu tiền phụ huynh HS” - bà Thanh nhấn mạnh. Kết thúc cuộc họp, hầu hết 100% xã viên đều nhất trí tạm dừng đưa rước HS từ ngày 1-1-2014.
Ban Chủ nhiệm HTX Thanh Sơn cho biết không chỉ mức trợ giá thấp, lần này, hợp đồng của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng còn quy định nhiều mức phạt gây khó khăn cho chủ xe, doanh nghiệp, như: Phương tiện không gắn GPS - phạt 500.000 đồng/lần, đình chỉ đến khi khắc phục; không bố trí đúng, đủ số xe, xe hư không có phương tiện thay thế - phạt 400.000 đồng/lần …
Về phía doanh nghiệp, nếu không trả lời kịp thời cho hành khách khi có vấn đề phát sinh - phạt 200.000 đồng/lần; báo cáo không đúng tên, số điện thoại, số lượng HS hoặc báo cáo số chuyến không đúng nhật trình - phạt 1 triệu đồng/lần, nếu vi phạm lần 2 bị đình chỉ, truy cứu trách nhiệm để xử lý…
Nhiều xã viên cho rằng một số khoản phạt “rất vô lý, dễ bị “ăn” biên bản”. “Quy định xe hư phải có phương tiện thay thế sao thực hiện được? Bởi lẽ, xe hư hầu hết đều ngoài ý muốn và chủ xe chỉ có một phương tiện thì sẽ xử lý không kịp. Việc phải báo cáo tên, số điện thoại của HS cũng rất khó bởi nay các em đi xe, mai lại nghỉ; thích thì đăng ký, không lại thôi. Nếu cứ “đè” ra phạt thì không chủ xe nào chịu nổi” - một xã viên HTX Thanh Sơn lo ngại.
Đầu tháng 12-2013, HTX Vận tải Thủy bộ Thành Long - Công ty Vận tải TM-DV Phước Đạt (liên danh Thành Long - Phước Đạt, đảm nhận đưa rước HS hơn 100 trường) cũng đã gửi văn bản cho các xã viên, yêu cầu tạm ngưng hoạt động từ ngày 1-1-2014 để chờ Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng ký hợp đồng năm 2014. Nếu xã viên tiếp tục chạy, doanh nghiệp không chịu trách nhiệm.
Bớt chuyến, dồn học sinh
Những ngày này, câu chuyện cửa miệng của các chủ xe đưa rước HS vẫn là việc trợ giá giảm bất ngờ. Ông Trần Văn Thuận - có 1 xe 35 chỗ đưa rước HS Trường Tiểu học Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (thuộc HTX Thành Long) và 3 xe 35 chỗ chở HS 2 trường Hòa Phú và Trung An, huyện Củ Chi (thuộc HTX Thanh Sơn) - khẳng định từ ngày 1-1-2014 sẽ ngưng hoạt động cả 4 chiếc.
So sánh mức trợ giá giữa 2 năm 2012 và 2013, ông Thuận thở dài: “Chạy tiếp sẽ lỗ nặng. Năm 2012, một xe 35 chỗ chạy đủ 26 ngày, tôi lãnh được 22-23 triệu đồng/tháng. Trừ tiền xăng dầu, lương tài xế, nhân viên…, tôi bỏ túi hơn 10 triệu đồng. Còn bây giờ, mức trợ giá giảm gần 1/3, một xe chỉ lãnh 7 triệu đồng/tháng, nếu trừ chi phí thì thiếu tiền trả lương tài xế”.
Đưa chúng tôi xem những tờ giấy chi lương không đầu, không đuôi của HTX Thành Long, ông Nguyễn Văn Tuấn, có 4 xe thuộc quản lý của 2 HTX Thành Long và Thanh Sơn, băn khoăn: “Tôi vừa cho nghỉ 1 xe ở Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn; sắp tới sẽ dừng tiếp xe ở Trường THPT Bà Điểm vì cả 2 chiếc đều chưa nhận được đồng trợ giá nào từ năm trước đến năm nay. Chưa kể, mức trợ giá năm nay giảm quá nhiều. Hai xe 50 chỗ của tôi mỗi tháng chi phí xăng dầu và tài xế đã ngốn 15-16 triệu đồng, trong khi trợ giá chỉ 12-13 triệu đồng. Những năm trước, 2 xe này lãnh được hơn 40 triệu đồng/tháng”.
Ông Thuận cho rằng điều bất hợp lý là Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng trợ giá trên số lượt HS, trong khi năm nay, HS tăng hơn năm trước gần 200 lượt/ngày nhưng trợ giá lại giảm. “Trợ giá giảm khoảng 40%, chủ xe vẫn sống được nhưng nếu giảm hơn 50% thì ngừng chạy tốt hơn vì không gồng nổi” - ông Tuấn khẳng định.
Anh Trần Trọng Trí, có xe 29 chỗ chạy ở Trường Tiểu học Xuân Thới Thượng, cho biết: “Để giảm lỗ, chúng tôi đã giảm 2-3 chuyến/ngày, dù biết không đáp ứng nhu cầu của HS nhưng đành chịu”. Cũng như anh Trí, rất nhiều chủ xe khi chúng tôi hỏi đều cho biết đã tự bớt số chuyến hoặc dồn HS để giảm chi phí xăng dầu.
Nhà trường, phụ huynh nháo nhào Việc tạm dừng hoạt động đưa rước HS của các HTX, doanh nghiệp nêu trên khiến các trường lo sốt vó. Số lượng HS được đưa rước của hơn 150 trường tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, quận 12… khoảng hàng chục ngàn lượt. Riêng các huyện vùng xa như Cần Giờ, Củ Chi, chắc chắn HS và phụ huynh sẽ gặp không ít khó khăn. Chưa kể, không có xe đưa rước HS sẽ gây ùn ứ giao thông tại các cổng trường giờ cao điểm. “Trường THPT Nguyễn Văn Cừ nằm khá xa trung tâm huyện Hóc Môn. Nhờ có 3 xe, mỗi ngày gần 800 lượt HS được đưa rước rất an toàn, đúng giờ giấc. Nếu không có phương tiện này, nhà trường chưa biết sẽ xoay xở ra sao?” - thầy Văn Đức Lo, hiệu trưởng trường, ưu tư. Gần một tháng nay, nhiều phụ huynh HS Trường THPT Phạm Văn Sáng phải bỏ công việc để tranh thủ đưa đón con đi học do một xe đưa rước đã ngưng hoạt động. Anh Lê Tấn Thanh, có con học lớp 10, tâm sự: “Nếu phải đóng thêm ít tiền hỗ trợ xăng dầu cho chủ xe, chúng tôi cũng cố gắng được nhưng nhiều quá thì phụ huynh không chi nổi”. Ông Nguyễn Văn Vàng, người có 2 con học Trường Tiểu học Xuân Thới Thượng, lo lắng: “Vợ chồng tôi đều đi làm, nếu không có xe đưa rước thì phải tìm người chở giùm con. Gia đình tôi còn khó khăn, nếu phải tốn thêm một khoản hỗ trợ chủ xe thì lại càng vất vả”. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接