Đường đến Đại học Harvard của nam sinh chuyên Toán Hà Nội_ket qua bóng

时间:2025-01-26 02:28:24 来源:Xổ số 88

Lê Vũ Minh Trí,ĐườngđếnĐạihọcHarvardcủanamsinhchuyênToánHàNộket qua bóng học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, vừa nhận được thư trúng tuyển vào ngành Toán của Đại học Harvard. Đây là ngôi trường xếp thứ 4 thế giới, theo bảng xếp hạng THE năm 2024. Ngoài ra, Trí cũng đỗ vào Đại học Duke, ngôi trường xếp thứ 26 thế giới. Cả hai đều đồng ý cấp học bổng cho em trong suốt 4 năm nếu theo học tại trường.

“Em nhảy lên vì vui sướng, còn bố đã ôm chặt lấy em khi biết tin”, Trí kể.

Ngoài thư thông báo trúng tuyển, Minh Trí còn nhận được thư chúc mừng riêng của đại diện ban tuyển sinh vùng Đại học Harvard. Trong thư, cô cho biết ban tuyển sinh cùng đội ngũ tham vấn chuyên môn là các giáo sư khoa Toán rất yêu thích và ấn tượng với những nghiên cứu về Toán học thông qua nghệ thuật của Trí.

“Chúng tôi tin tưởng em sẽ trở thành một mảnh ghép tuyệt vời trong đội ngũ sinh viên khoa Toán”, bức thư ghi.

tri 3.jpg
Lê Vũ Minh Trí, học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

Sớm bộc lộ thế mạnh ở môn Toán, từ khi còn học cấp 2 tại Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Minh Trí đã giành giải Nhì học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Nam sinh từng là á khoa chuyên Toán khi thi vào cấp 3 và có hai năm liên tiếp giành giải học sinh giỏi quốc gia.

Nhiều năm gắn bó với môn học này, Minh Trí mê mẩn với vẻ đẹp của Toán học. Vì thế, khi bắt đầu ấp ủ ý định đi du học, nam sinh trường Ams vẫn muốn được tiếp tục theo đuổi con đường học Toán và làm Toán.

“Mỹ là nơi có nền học thuật nghiêm ngặt và sôi động về các ngành khoa học, trong đó có Toán. Vì thế, em mong muốn có cơ hội được học tập và phát triển đam mê tại đây”.

Xác định tới Mỹ, Harvard là ngôi trường đầu tiên Trí nghĩ tới vì ngành Toán tại đây vốn nằm trong top 3 quốc gia. Đây cũng là nơi có các giáo sư hàng đầu tham gia giảng dạy và viết giáo trình cho khoa Toán ở các đại học khác trên toàn nước Mỹ.

“Ngoài ra, còn một lý do khác, em luôn khao khát được học môn Math 55 - phân môn nổi tiếng khó và chỉ có ở Harvard. Nếu có cơ hội học tại đây, em sẽ đăng ký thêm một số môn trong chương trình trao đổi với Học viện Công nghệ Massachussetts (MIT) – chương trình dành riêng cho sinh viên khoa Toán”, Trí nói.

chan dung.jpg
Trí vừa nhận được thư trúng tuyển vào ngành Toán của Đại học Harvard.

Chính thức bắt tay vào làm hồ sơ từ cuối năm lớp 11, nhưng thực tế Trí đã có sự “tích lũy” khá sớm. Từ năm lớp 9, nam sinh đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động liên quan đến Toán như tự nghiên cứu và viết các bài báo khoa học. 

Trí có hai nghiên cứu độc lập về Toán, gồm một bài báo khoa học dài 40 trang về Hình học phi Euclid, được trình bày tại Viện Toán học hôm 28/3 và một nghiên cứu về phương pháp giáo dục Toán học cho nhóm học sinh cấp 2 thông qua việc áp dụng các hoạt động sáng tạo nghệ thuật như Origami (nghệ thuật gấp giấy), thiết kế các mẫu lát gạch (tessellation) và nghệ thuật fractal, ứng dụng trong giáo dục liên ngành Toán - Nghệ thuật.

Nam sinh cho biết, động lực để em bắt đầu nghiên cứu ứng dụng dạy Toán thông qua hoạt động nghệ thuật bắt nguồn từ việc mẹ em cũng làm trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Công việc của mẹ vốn đòi hỏi trí tưởng tượng về Toán học như tạo hình khối, tính đối xứng. Dẫu vậy, mẹ em lại là một người từng không thích Toán. 

Hay em gái Trí cũng từng có khoảng thời gian khá căng thẳng trong việc học Toán ở trường. Dẫu vậy, em lại có năng khiếu mỹ thuật nổi trội dựa trên trí tưởng tượng về chiều sâu không gian hay các tỷ lệ trong những bức tranh.

“Đó là lý do em muốn tìm ra quy luật liên kết giữa hai lĩnh vực Toán học và nghệ thuật nhằm giúp các em nhỏ gặp khó khăn với môn Toán có cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời hiểu rằng Toán học có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống”.

Từ cấp 2, Trí là người khởi xướng và điều hành dự án “Where Math meets Art”. Suốt 3 năm, các thành viên đã tổ chức được nhiều buổi hướng dẫn về việc ứng dụng Toán học vào các hoạt động sáng tạo, chẳng hạn gấp các khối đa diện origami (liên quan khái niệm khối đa diện Plato), nghệ thuật đan thắt nút - macrame (liên quan môn lý thuyết nút thắt và hình học topo)…

Do thời điểm chuẩn bị hồ sơ trùng với giai đoạn ôn thi học sinh giỏi quốc gia nên việc thi các điểm chuẩn hóa được Trí ưu tiên hoàn thành trước đó. Nam sinh từng đạt 8.5 IELTS, tự ôn luyện SAT và đạt 1550/1600.

Tại thời điểm nộp hồ sơ, Trí chưa tham gia thi kỳ học sinh giỏi quốc gia lớp 12 nên khi giành giải, nam sinh đã viết một bức thư bổ sung gửi tới trường để cập nhật những thành tích mới nhất của mình.

tri 6.jpg

Trong bài luận chính gửi đến Harvard, Trí kể về thời điểm em còn là một cậu bé cấp 2, từng choáng ngợp khi được mẹ đưa đi tham quan một triển lãm về nghệ thuật tạo hình từ các chất liệu đường dẻo. Trí nhận ra có thể sử dụng Toán học để thực hành nghệ thuật  - vốn là hai lĩnh vực tưởng chừng không liên quan. Cũng nhờ đó đã thúc đẩy em mong muốn thực hiện các hoạt động nhằm giúp trẻ nhỏ học Toán thông qua nghệ thuật, biến việc học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, Trí cũng cho rằng tư duy sáng tạo đó chính là hệ quả của nền giáo dục tại ngôi trường cấp 3 em theo học – nơi em đánh giá “khá khai phóng”. “Các thầy cô đã truyền cảm hứng và giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của môn Toán, giáo dục chúng em sự khiêm nhường, tập trung và tinh thần học tập suốt đời. 

Câu chuyện này cũng là một bài học về sự trưởng thành trong nhận thức và cả những điều em mong muốn theo đuổi trong tương lai”, Trí nói.

tri 4.jpg

Vui mừng trước những gì con đạt được, chị Vũ Ngọc Minh - mẹ của Trí nói “cơ hội vào Harvard vốn là một khe cửa quá hẹp và con đã phải cố gắng rất nhiều”.

“Đó là một hành trình cạnh tranh, nhưng con luôn có chính kiến và tâm lý vững vàng. Trí có khả năng đọc và nghiên cứu, không bao giờ bị áp lực đồng trang lứa dẫu bên cạnh con có rất nhiều bạn bè giỏi. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực bằng thực lực của con”, chị Minh nói.

Tháng 8 tới Minh Trí sẽ tới Mỹ theo đuổi chuyên ngành Toán học tại Đại học Harvard. Nam sinh kỳ vọng đây sẽ là điểm khởi đầu cho con đường nghiên cứu Toán chuyên sâu của mình.

Nam sinh nghèo giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở trường danh giá nhất nước PhápHoàn thành chương trình đại học với GPA 2.78/4, phải nhận bằng muộn vì thiếu chứng chỉ chuẩn đầu ra tiếng Anh, nhưng Đức Anh có cú “lội ngược dòng” để nhận về 2 bằng thạc sĩ, giành học toàn phần tiến sĩ tại Pháp.
推荐内容