发布时间:2025-01-25 20:50:43 来源:Xổ số 88 作者:Thể thao
Bên lề buổi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/3,kết quả nóng đá GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, toàn thế giới có 10% nhân viên y tế nhiễm Covid-19, nhiều người tử vong.
Việt Nam may mắn chưa có nhân viên y tế hy sinh dù đã trải qua 3 lần dịch bùng phát, đó là thắng lợi rất lớn. Điều này có được nhờ những kinh nghiệm từ dịch SARS năm 2003, từ cập nhật các biện pháp phòng chống dịch cũng như cung cấp, huấn luyện, sử dụng đủ các phương tiện phòng hộ.
Theo GS Kính, thời gian qua trong cộng đồng vẫn ghi nhận rải rác các ca mắc Covid-19 là nhân viên y tế. Điều này không có gì bất thường do cán bộ y tế tiếp xúc với người bị nhiễm nhưng chỉ đeo khẩu trang y tế thông thường.
“Ngay cả khi đeo khẩu trang N95 cũng chỉ có hiệu quả bảo vệ 95% nên vẫn có thể mắc. Vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu thi thoảng vẫn có cán bộ y tế nhiễm Covid-19”, GS Kính nói.
Do đó, việc Việt Nam ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là chiến lược đúng đắn nhằm bảo vệ đội ngũ điều trị cho bệnh nhân.
GS Nguyễn Văn Kính trao đổi với báo chí bên lề buổi tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Phạm Hải
Theo GS Kính, vắc xin AstraZeneca Việt Nam đang tiêm đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3, đảm bảo các tiêu chí khắt khe và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt. Vắc xin này cũng có giá cả hợp lý, bảo quản dễ dàng nên được rất nhiều nước mua và sử dụng.
Dù vậy vắc xin hay bất kể loại thuốc, chất lạ nào khi vào cơ thể đều có những tác dụng phụ nhất định.
“Phổ biến nhất là đau tại nơi tiêm, nặng hơn là áp xe tại vị trí tiêm và nặng nề nhất là sốc phản vệ. Kể cả kháng sinh tiêm vào người cũng gây sốc phản vệ. Vì vậy, mỗi cơ sở phải biết các biến cố bất lợi đó để dự phòng, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cấp cứu", GS Kính phân tích.
"Trước khi tiêm cũng phải hỏi rất kỹ người tiêm về tiền sử bệnh nền, dị ứng, tiền sử phản vệ để xem có tiêm được hay không vì mỗi loại thuốc, vắc xin đều có chống chỉ định".
GS Kính cho biết thêm, vắc xin AstraZeneca chưa nghiên cứu nhiều ở phụ nữ mang thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng ở đối tượng dưới 18 tuổi vì vậy chỉ khuyến cáo tiêm cho người 18-60 tuổi.
Tuy nhiên, gần đây, qua các thử nghiệm ở một số nước châu Âu, vắc xin này vẫn có hiệu quả với người trên 60 tuổi. Vì vậy, Việt Nam không có chống chỉ định với nhóm người cao tuổi.
“Hôm nay, chúng ta mới triển khai những mũi tiêm đầu tiên nên sẽ vừa tiêm vừa theo dõi chặt chẽ. Mong muốn của nhà sản xuất và chúng ta là tạo được miễn dịch cộng đồng với ít nhất 2/3 dân số, khi đó dịch bệnh sẽ không bùng lên nữa”, GS Kính nói.
Theo GS Kính, vắc xin AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ sau tiêm đủ 2 mũi đạt trên 80%. Thời gian bảo vệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất đạt ít nhất 7 tháng.
Do chưa có nghiên cứu đầy đủ nên sau tiêm sẽ phải theo dõi, đo lượng kháng thể người tiêm để đánh giá, nếu kháng thể đủ cao mới bảo vệ được, nếu xuống thấp sẽ phải tiếp tục tiêm.
Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam đánh giá, hiện thế giới đã ghi nhận 4.000 biến chủng virus SARS-CoV-2. Virus vẫn đang biến đổi liên tục vì vậy các vắc xin ngừa Covid-19 hiện nay phải “chạy theo” sự biến đổi của virus.
Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 4 biến chủng, mới nhất dịch bùng phát tại Hải Dương liên quan đến chủng virus B.1.1.7 ở Anh. Chủng này lây lan nhanh nhưng độc lực không tăng nên trong thời gian ngắn, số ca mắc ở Hải Dương cao vọt nhưng tỷ lệ ca diễn biến nặng thấp.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM chích ngừa vắc xin AstraZeneca trong sáng 8/3
Các dữ liệu nghiên cứu hiện tại cho thấy, vắc xin AstraZeneca vẫn có hiệu quả với biến thể Anh và các chủng cơ bản.
GS Kính nhìn nhận, sản xuất vắc xin cũng giống làm theo khuôn mẫu, sau này khi xuất hiện thêm các biến chủng mới chỉ cần cải biến khuôn đã có cho phù hợp với các chủng mới, không cần phải làm lại từ đầu.
Tại cuộc họp báo trưa 8/3, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh, không có vắc xin nào an toàn 100% và không có vắc xin nào có tác dụng phòng bệnh 100%.
“Do vậy muốn bảo vệ xã hội khỏi nguy cơ mắc Covid-19, đồng thời với tiêm chủng, mọi người dân cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Tôi tin tưởng rằng, thực hiện tốt những điều này chúng ta nhất định sẽ chặn đứng Covid-19”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam chắc chắn nhận được 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán với các hãng dược Pfizer, Moderna và Sputnik để có thêm vắc xin.
Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2021 tiêm được 100 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
Thúy Hạnh
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, lần đầu tiên thế giới sản xuất vắc xin chỉ trong 1 năm nên cần phải theo dõi sát sau tiêm.
相关文章
随便看看