Việc lựa chọn cư sĩ Diệu Liên,ãiviệcthờdựngtượngngườiđãkhuấttrongchùaTamChútỉ lệ cá cược hôm nay tức bà Phạm Thị Lan, vợ ông Nguyễn Văn Trường (chủ đầu tư Khu du lịch tâm linh Tam Chúc) được thờ tại đền Tứ Ân, chùa Tam Chúc đang khiến dư luận xôn xao và gây tranh cãi.
Nhiều ý kiến cho rằng, phải là người thực sự có công lớn mới tạc tượng đưa vào chùa thờ cúng. Cũng có ý kiến cho rằng, một doanh nghiệp bỏ tiền thuê đất thì họ làm gì với mảnh đất đã thuê đó là việc của doanh nghiệp, miễn họ không vi phạm pháp luật.
Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, việc lập và thờ ai trong nhà thờ Tứ Ân là quyền của sư trụ trì. |
PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, chùa Tam Chúc là quần thể gồm chùa chiền và thắng cảnh du lịch khác, nó không nằm trong hệ thống văn hóa tôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trình xây dựng do cá nhân tạo ra nên. Do vậy, việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
“Chỉ cần việc xây dựng chùa Tam Chúc không sai với giấy phép được cấp, không vi phạm các quy định của pháp luật thì việc lựa chọn nhân vật để thờ là quyền của người xây dựng. Họ thờ chính họ, người thân của họ hay bất kỳ một cái gì khác đó được coi là quyền tự do tín ngưỡng.
Chia sẻ vấn đề này với VietNamNet, thượng toạ Thích Minh Quang - trụ trì chùa Tam Chúc cho biết, lâu nay việc thờ hậu tại các chùa vẫn luôn được duy trì, là nét đẹp, mang giá trị truyền thống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện thờ hậu từ các bà hoàng hậu, hoàng phi đã được sử sách lưu truyền và ghi chép lại. Đó là những người đã hiến đất, tài sản, công sức để xây dựng những ngôi chùa, đình, đền và không thu tiền, để cộng đồng, người dân hưởng lợi, chính vì vậy mà họ được người dân tôn vinh, tưởng nhớ và ghi công.
"Tại chùa Tam Chúc thờ tất cả những người có công xây chùa và có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Cụ sư tổ đạt ma, cụ Khuông Việt thiền sư - người giúp vua Đinh, cụ Đỗ Thuận - pháp sư giúp vua Đinh và vua Lê, cụ Vạn Hạnh thiền sư giúp cho vua Lý Công Uẩn, cụ Nguyễn Minh Không, hoà thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam trụ trì đầu tiên tại chùa Tam Chúc và các hoà thượng,...
Chùa Hưng Long tôi đang trụ trì tại Ninh Bình cách đây 500 năm có một bà cụ đã hiến 1 ngàn mẫu đất để xây dựng chùa. Mộ cụ vẫn còn đang ở trong chùa Hưng Long và cụ được tạc tượng thờ trong chùa.
Cư sĩ phật tử Diệu Liên là người có công lớn xây dựng chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc và 9 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa. Tất cả các pho tượng trên đều được đúc bằng đồng. Một số báo đăng chỉ đưa hình ảnh cư sĩ phật tử Diệu Liên là chưa khách quan", thượng toạ Thích Minh Quang chia sẻ.
Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, việc lập và thờ ai trong nhà thờ Tứ Ân là quyền của sư trụ trì. Giáo hội Phật giáo cũng không có quy định nào về việc lập người thờ trong nhà thờ Tứ Ân.
Khu thờ Tổ ở Tam Chúc đang hoàn thiện. |
TS. Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phât giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ nêu quan điểm rằng vì nhiều người chưa tới tận nơi xem, chỉ nhìn qua hình ảnh thấy chùa Tam Chúc có "điện Tứ Ân" một nơi thờ riêng không nằm trong nơi thờ Phật, theo quan niệm của Phật giáo Việt Nam trong khuôn viên đất chùa vẫn có thể xây "đền hay điện" để thờ, ngoài tam bảo là nơi thờ Phật. Việc đến "đền Tứ Ân" người hiểu biết và thường đi lễ chùa nhận ra ngay là nơi thờ người có công với chùa, chứ không thể nhầm lẫn.
"Người có công đức xây dựng chùa, khi mất đưa vào chùa thờ đây là việc làm theo truyền thống từ xa xưa, đâu có trái. Nếu chưa ai "bầu hậu" thì công đức xây chùa không thể được "ký hậu" hay sao. Trong xã hội từ xưa tới nay có chùa nào cấm người "ký hậu", có chăng là không đủ điều kiện để xây riêng.
"Do không gian rộng, do có điều kiện xây dựng nhiều chùa làng, do chật hẹp thờ vong ngay trong nhà chính điện, nhiều nơi còn khó khăn, con cháu muốn có gian thờ vong riêng mà đâu có điều kiện để xây", TS Bùi Hữu Dược khẳng định.
Tình Lê
Cây thị hơn 900 năm tuổi và cây gạo hơn 400 năm tuổi ở chùa Đống Phúc gắn với lịch sử bên dòng sông Bạch Đằng vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
顶: 669踩: 98735
评论专区