Chiều nay (12/7),ụChuyếnbaygiảicứuLờikhaicủacựuthưkýThứtrưởngBộYtếvô địch úc phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.
Theo cáo buộc, bị cáo Phạm Trung Kiên là thư ký lãnh đạo Bộ Y tế, có nhiệm vụ tiếp nhận, trình duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50- 200 triệu đồng/chuyến bay, hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay combo, từ 7- 15 triệu đồng/khách lẻ.
Quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, ông Kiên đã nhận hối lộ 253 lần của 18 cá nhân, 62 đoàn khách lẻ khác với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Kiên khai, đã làm thư ký cho lãnh đạo Bộ Y tế từ tháng 12/2019 - 2/2022. Trong việc tổ chức các chuyến bay, bị cáo giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế trong việc tiếp nhận các hồ sơ để sau đó trình lãnh đạo Bộ Y tế xét duyệt. Sau đó, hồ sơ sẽ được trả về văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị chuyên môn.
Trước câu hỏi của HĐXX "Nếu bị cáo không đề xuất hoặc không chuyển tài liệu đến lãnh đạo Bộ Y tế thì có thực hiện được các công việc không?", bị cáo Kiên trả lời: Với vai trò là người tiếp nhận hồ sơ, bị cáo phải thực hiện việc trình hồ sơ cho lãnh đạo Bộ Y tế, không thể không trình.
Bị cáo Kiên khai, khi mới về làm việc cho lãnh đạo Bộ Y tế, bị cáo được quán triệt rằng tất cả các hồ sơ phải trình ngay, nếu bị phát hiện việc om hồ sơ thì sẽ bị xử lý.
Liên quan tới khoản tiền nhận hối lộ, bị cáo Kiên khai, do không hiểu biết nên sau khi nhận tiền đã cho người thân vay, số còn lại mang đi đầu tư đất đai. “Bị cáo đầu tư đất ở Ba Vì, Mũi Né và ở huyện Hoài Đức”, ông Kiên nói.