Nhận xét về các đề thi vào lớp chuyên Văn trong những ngày qua,ĐềthiNgữvăntrườngchuyênbắthọcsinhgiàtrướctuổnhận định giải mỹ thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) cho rằng: “Tôi nhận thấy có những câu đề cập đến những vấn đề giàu ý nghĩa, gửi gắm được những thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và nhân sinh. Cách hỏi của một số câu cũng khá mới mẻ, linh hoạt, khơi gợi được sự sáng tạo, suy nghĩ độc lập cũng như khả năng phản biện của học sinh.
Ví dụ như câu nghị luận xã hội (NLXH) trong đề thi của Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội hay câu NLXH trong đề thi của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội”.
Học sinh tranh thủ ôn lại bài môn Ngữ văn trước khi vào phòng thi ở TP.HCM |
Tuy nhiên, theo thầy Minh, một số câu hỏi yêu cầu của học sinh phải bàn về những vấn đề lí luận nặng tính hàn lâm mà lẽ ra chỉ nên dành cho những nhà nghiên cứu.
"Một ý của câu NLVH trong đề thi của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về giới hạn trong việc phản ánh đời sống của văn chương nghệ thuật. Đây cũng là một vấn đề lí luận nặng tình hàn lâm, không phù hợp với lứa tuổi của học sinh”.
“Làm những đề này, các em bị bắt phải “già trước tuổi”. Tôi vẫn mong muốn những đề văn gần gũi, giản dị và thiết thực hơn”.
Ngoài ra, thầy Minh cho rằng, cách hỏi trong một số đề thi vẫn chỉ dừng lại ở dạng cho một nhận định, yêu cầu học sinh bình luận.
“Đây là cách ra đề đã cũ kĩ, xơ cứng. Với đề văn kiểu này, học sinh chủ yếu thiên về khẳng định, tán tụng ý kiến được đưa ra mà khó có thể trình bày được chính kiến riêng của mình”.
"Siêu chán" và "Cổ hủ"
Đề Ngữ văn chuyên vào lớp 10 Trường Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ngay lập tức gây xôn xao dư luận khi xuất hiện.
Đề bài đưa câu viết của cố nhà thơ Xuân Quỳnh: “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.
Yêu cầu đối với thí sinh là bàn luận ý kiến trên từ trải nghiệm văn học của bản thân.
Đề thi Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn |
“Câu này siêu chán. Những câu như câu của Xuân Quỳnh ở trên chắc chỉ hợp với những năm 90 của thế kỷ trước trở về trước. Thời này là thời nào rồi mà còn bắt "người con gái" phải thế này thế kia với gia đình nữa” –TS Phạm Hiệp đưa quan điểm.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh cũng cho rằng "Ý kiến của Xuân Quỳnh bàn về nội dung và hình thức của văn học trong sự so sánh với nhan sắc và đức hạnh của người con gái là một quan niệm khá cổ hủ.
Quan niệm này tách bạch nội dung và hình thức của văn học và thiên về đề cao nội dung. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng đây là quan niệm lỗi thời".
Khó hơn cả thi đại học?
Về đề Ngữ văn (dành cho mọi thí sinh thi vào trường) của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, một tiến sĩ ngành Văn học nhận xét: Phần làm văn vừa khó vừa "trói buộc" thí sinh.
"Không giống đề thi đại học, câu viết NLXH dựa trên tiền đề đoạn văn đọc hiểu, đề thi này lại chọn một câu chủ đề của tác giả Đoàn Công Lê Huy, dẫn từ bài viết Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào? - Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.
Vì vậy, câu hỏi này thậm chí còn có độ khó hơn so với câu NLXH trong đề thi tuyển sinh đại học" - Vị này nhận xét.
Theo tiến sĩ này, NLXH trong đề thi đại học thường được viết tự do, lại dựa trên đoạn đọc hiểu trước đó. Còn ở đây, yêu cầu của đề thi là học sinh viết đoạn nghị luận, dựa trên thao tác diễn dịch.
Đây cũng là một yêu cầu phần nào “trói buộc” học sinh. Bởi, không những chỉ yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận dựa trên câu chủ đề “cuộc đời của mỗi người”, đề thi còn có ý kiểm tra kiến thức đã học của học sinh về vận dụng thao tác “diễn dịch” trong bài nghị luận".
Không đột phá
Với đề thi dành cho học sinh vào lớp 10 chuyên Văn của Hà Nội, cô Ngọc Phương (giáo viên dạy Văn Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) đánh giá đề có 2 điểm "hay".
Câu 1 có tính thời sự cao, khơi gợi được tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về con người Việt Nam cũng như những suy ngẫm về lối sống và lý tưởng. Để làm tốt đề này, học sinh cần hiểu biết xã hội và có nhiều cảm xúc.
Câu 2 đòi hỏi học sinh có tư duy khái quát về những “tư tưởng cao sâu” trong tác phẩm, nhưng cũng cần có độ tinh tế để phát hiện và phân tích được những cái hay của “chi tiết của đời sống bình thường hàng ngày”. Nó chính là vấn đề “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Tuy nhiên, cô Phương cũng cho rằng, đề không có đột phá, tức là cách tiếp cận không mới, còn rất truyền thống.
Ngân Anh - Thanh Hùng
Chiều nay (15/7), các thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Sư phạm tiếp tục làm bài thi môn Ngữ văn chuyên kéo dài 150 phút.
(责任编辑:World Cup)
Hé lộ người 'xúi' ông Trump trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể sắp về nước
Đơn vị nào sẽ trang bị phương tiện chữa cháy cho cảnh sát PCCC?
Nhân sự trẻ, nghỉ lễ là thêm chút thời gian... "cày deadline"
Tâm sự của diễn viên phim người lớn Nhật: 50% cảm xúc là thật
Hầu hết vũ khí của Nga được sản xuất trong nước
Hầu hết vũ khí của Nga được sản xuất trong nước
Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt Nam
Báo Indonesia bình luận khi tuyển Việt Nam gọi cầu thủ nhập tịch dự AFF Cup