Xổ số 88Xổ số 88

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls_keo 88

TheơnsốtsiêuxetạiHànQuốkeo 88o dữ liệu vừa được công bố, Hàn Quốc đã trở thành thị trường "vàng" cho các nhà sản xuất xe sang. Đây là nơi Lamborghini bán được nhiều xe hơn cả quê nhà Ý, cũng là nơi Mercedes bán nhiều xe E-Class nhất trên toàn cầu.

Năm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu kỷ lục 3.138 ô tô có giá hơn 300 triệu won (220.100 USD), góp phần tạo ra doanh số kỷ lục cho Bentley, Lamborghini, Rolls-Royce và Maybach. 

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc (Kaida), con số này tăng hơn 10 lần so với năm 2018, khi số xe nhập khẩu trên 300 triệu won hàng năm ở mức 307 chiếc.  

Nếu mở rộng phạm vi ra những chiếc ô tô giá hơn 100 triệu won (khoảng 73.100 USD), tổng cộng 78.208 chiếc xe nhập khẩu đã được bán tại Hàn Quốc vào năm 2023, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Rolls-Royce Spectre là một trong những chiếc xe hạng sang được người Hàn "săn lùng".

Rolls-Royce, Bentley bán chạy "như tôm tươi"

Rolls-Royce Motor Cars đã bán được mức cao nhất mọi thời đại là 276 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 18% so với năm 2022. Hàn Quốc lần đầu tiên đánh bại Nhật Bản về doanh số bán hàng và trở thành thị trường số 1 khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thương hiệu từ London. 

Đây là một sự thay đổi đáng kể về cục diện, vì doanh số bán hàng tại Hàn Quốc của thương hiệu này vào năm 2018 chưa bằng một nửa so với Nhật Bản, quốc gia có thị trường ô tô lớn hơn gần gấp 3 lần. 

“Sự tăng trưởng gia tăng của Rolls-Royce tại Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ kéo dài ít nhất một thập kỷ. Tiềm năng của thị trường Hàn Quốc là không giới hạn”, Irene Nikkein, Giám đốc Rolls-Royce khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nói với Korea JooAng Daily.

Bentley Motors cũng đã bán được 810 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường số 1 ở châu Á. 

Hãng xe Anh năm ngoái đã mở phòng trưng bày Bentley Cube tại Hàn Quốc, phòng trưng bày đầu tiên trên thế giới, nơi không chỉ trưng bày những chiếc xe Bentley mới nhất mà còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau dành riêng cho chủ sở hữu Bentley tại Hàn Quốc, chẳng hạn như phòng chờ mà họ có thể thuê để thư giãn, thưởng thức những bữa tiệc hoặc các chương trình tùy chỉnh cho chiếc xe của riêng họ.

Automobili Lamborghini đã bán được 431 xe tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 8% so với năm trước, thậm chí còn nhiều hơn cả ở quê nhà với 409 chiếc. Hàn Quốc hiện là thị trường lớn thứ 7 của Lamborghini, vượt qua Canada, Australia và Pháp. 

“Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu xu hướng; giờ đây nó là 'cửa sổ châu Á',” Chủ tịch Lamborghini Stephan Winkelmann cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Korea JooAng Daily. 

Năm 2023, Mercedes-Maybach đã bán được 2.596 xe tại Hàn Quốc, mức cao kỷ lục và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc là thị trường số 2 của Maybach sau Trung Quốc và được chọn là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trung tâm thương hiệu hãng xe sang dự kiến ​​khai trương vào cuối năm nay. 

Hàn Quốc cũng là quốc gia có số lượng xe Mercedes E-Class được bán ra nhiều nhất trên toàn cầu.

Mẫu BMW Series 5 rất được người Hàn ưa chuộng.

"Cơn sốt" đến từ đâu?

Sự khan hiếm là chiến lược tiếp thị phổ biến nhất của các thương hiệu siêu xe - và nó có tác dụng hoàn hảo đối với tâm lý của người tiêu dùng giàu có ở Hàn Quốc. 

Sự phân cực của cải giờ đây được phản ánh trong bối cảnh ngành ô tô, với những người đam mê ô tô đổ xô vào mua những chiếc ô tô có giá rất đắt hoặc rẻ hẳn. 

Kim Yoon-koo, 31 tuổi, làm việc cho một công ty tư vấn ở Seoul, đồng thời sở hữu một chiếc Porsche 911 và một chiếc BMW M5, cho biết: “Tôi mua một chiếc Ferrari 612 vì nó khan hiếm nên nó có giá trị sở hữu. Những chiếc xe sang trọng chắc chắn mang lại cảm giác lái thú vị cũng như hiệu suất và công nghệ tốt hơn những chiếc xe rẻ tiền”. 

Dù các dòng xe sang đang bán chạy "như tôm tươi", các nhà sản xuất ô tô vẫn kiềm chế tăng sản lượng đột ngột, kiểm soát nguồn cung để duy trì sự khan hiếm và giá trị của sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng phải chờ tới 3 năm mới nhận được hàng. 

Mặc dù phải đặt cọc không hoàn lại 10% giá xe nhưng các đơn đặt hàng vẫn tăng lên. Lamborghini đã giới thiệu Revuelto, mẫu xe điện plug-in hybrid đầu tiên của hãng tại Hàn Quốc vào tháng 6/2023 nhưng lượng đơn đặt hàng trước đã đầy cho đến năm 2025 vào ngày phát hành. 

Tương tự, Rolls-Royce đã ra mắt Spectre, chiếc xe điện thuần túy đầu tiên của hãng vào năm ngoái, nhưng các đơn đặt hàng đã xếp cho đến giữa năm 2025. 

Kim Pil-soo, giáo sư kỹ thuật ô tô tại Đại học Daelim, cho biết: “Những chiếc siêu xe có giá hàng triệu won thậm chí còn bán chạy hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Người Hàn Quốc có xu hướng coi ô tô là biểu hiện của sự giàu có và địa vị xã hội của họ”.

Người dân Hàn Quốc tại triển lãm xe ô tô.

Nghèo vì ô tô

Thị trường ô tô cao cấp của Hàn Quốc chủ yếu được dẫn dắt bởi thế hệ trẻ, những người bị ảnh hưởng bởi văn hóa "phô trương", điều này cuối cùng biến một số người thành người "nghèo vì ô tô". 

Người "nghèo vì ô tô” là thuật ngữ mà người Hàn Quốc dùng để chỉ những người chi tiêu khá nhiều vào những chiếc ô tô cao cấp so với thu nhập của họ.

Mọi người coi việc sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng là sự thể hiện giá trị của họ, dẫn đến việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tình trạng kinh tế hữu hình. 

“Tôi thực sự nghĩ rằng bản thân tôi là người nghèo vì xe hơi”, Choi, 29 tuổi, người đã mua một chiếc Porsche Cayman Turbo S cũ theo phương thức trả góp 60 tháng, cho biết. 

“Tôi dùng 70% tiền lương hàng tháng của mình để chi phí bảo trì. Nhưng thành thật mà nói, tôi thích thú khi thấy mọi người thường phải kinh ngạc khi nghe thấy tiếng động cơ xe của tôi”, anh Choi nói thêm. 

Văn hóa này phổ biến đến nỗi còn được thể hiện bằng kim tự tháp dành cho ô tô, được lan truyền rộng rãi, gói gọn thứ bậc của các thương hiệu ô tô hạng sang mà mọi người có thể mua dựa trên mức lương của họ. 

Ví dụ, thấp nhất là những người sử dụng “Xe buýt”, “Tàu điện ngầm” và “Đi bộ”, nghĩa là họ không thể sở hữu một chiếc ô tô. Các thương hiệu như Kia, Renault và Chevrolet là ô tô dành cho “người bình thường”, trong khi Toyota và Ford là dành cho "tầng lớp trung lưu".

Genesis, Tesla và Volvo dành cho những người “muốn sang trọng”, trong khi BMW, Mercedes và Lexus ở mức “sang trọng”. Rolls-Royce, Bentley và Maybach là “Top 3 đẳng cấp” trong khi Bugatti và Pagani ở “một đẳng cấp khác”. 

Hong Eun-sil, giáo sư phúc lợi và môi trường gia đình tại Đại học Quốc gia Cheonnam, cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, người Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào việc tiêu dùng phô trương để thể hiện sự nâng cao địa vị xã hội của mình”. 

Bà Hong nói thêm: “Mong muốn hưởng thụ xa hoa xuất phát từ ý định của những người Hàn Quốc từ lâu vốn cảm thấy thua kém những người thuộc tầng lớp thượng lưu và bắt chước cách tiêu dùng của họ”.

Theo vietnamfinance

Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Tài xế 'méo mặt' vì bất cẩn lùi trúng siêu xe Aston Martin đắt tiềnAnh - Chiếc siêu xe Aston Martin trị giá 210.000 bảng (xấp xỉ 6,8 tỷ đồng) đang đậu trước cửa đại lý thì bị một chiếc Volkswagen Tiguan lùi trúng. Thậm chí chiếc SUV còn "trèo" lên cả đầu siêu xe và gây hư hại khá lớn.
赞(8)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » 'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls_keo 88