Đây là trường đại học thành viên thứ 8 của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tại buổi lễ,ámđốcBệnhviệnElàmhiệutrưởngTrườngĐHYDượket qua bong da u19 hom nay ĐH Quốc gia Hà Nội cũng công bố ban giám hiệu lâm thời của Trường ĐH Y Dược. Cụ thể, ông Lê Ngọc Thành, Chủ nhiệm Khoa Y Dược (trước đây) giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội.
GS.TS Lê Ngọc Thành hiện là Giám đốc Bệnh viện E.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định thành lập Trường ĐH Y Dược trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. |
Các ông Phạm Như Hải, Trịnh Hoàng Hà, Nguyễn Thanh Hải, Đinh Đoàn Long, Phạm Trung Kiên giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, Trường ĐH Y Dược được thành lập là một niềm vui lớn của nhà trường cũng như của ĐH Quốc gia Hà Nội.
“Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực tác động hàng ngày tới đời sống xã hội, được xã hội đặc biệt quan tâm, có nhiều sức ép trong các mặt hoạt động. Trường Đại học Y Dược vinh dự là sự tích hợp của hai lĩnh vực đó, vinh dự lớn nhưng trách nhiệm cũng rất lớn”, ông Sơn chia sẻ.
GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là dốc mốc rất quan trọng, đáng nhớ của ĐH Quốc gia Hà Nội và của cả ngành y tế.
“Thời nào cùng thế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân là công việc tối quan trọng. Chúng ta đã rất nỗ lực, so với mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình độ của y bác sĩ đã tốt hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Nhưng, chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều nhân lực bác sĩ, điều dưỡng viên.
Việt Nam thật sự cần thêm nhiều cơ sở đào tạo về y dược. Song số lượng về cơ sở giáo dục đào tạo đại học y dược là rất hiếm hoi. Sứ mệnh của Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN phải là một trường đại học uy tín, trở thành một trong những cơ sở đào tạo nhân lực quan trọng của ngành y tế Việt Nam”.
Phó Thủ tướng bày tỏ mong mỏi rằng 10 năm sau, Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN phải đào tạo bác sĩ nội trú và bác sĩ tốt nghiệp trường này phải được các cơ sở y tế trung ương “giành nhau” tuyển dụng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN cần quan tâm đến “trách nhiệm quốc gia” khi là một trường thành viên trong ĐHQGHN. “Cả Việt Nam chỉ có hai đại học quốc gia”, ông Đam nhấn mạnh.
Đến nay, Trường ĐH Y Dược có 180 cán bộ, giảng viên cơ hữu được tổ chức thành 6 phòng/trung tâm chức năng và 38 bộ môn, phòng thí nghiệm phủ khắp các chuyên ngành chính của các lĩnh vực y học và dược học. Trường đang triển khai 6 chương trình đào tạo bậc đại học: Y Đa khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Điều dưỡng với quy mô đào tạo hơn 1.500 sinh viên.
Công tác đào tạo sau đại học trong nước được bắt đầu từ năm 2020 với 3 CTĐT thạc sĩ Nhi khoa, Mắt (nhãn khoa) và Răng-Hàm-Mặt, bên cạnh CTĐT thạc sĩ Điều dưỡng liên kết với Đại học Mahidol (Thái Lan) được triển khai từ năm 2014. Cán bộ khoa học của Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN đã công bố 163 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và 295 bài báo trong nước, nhiều sách chuyên khảo hoặc chương sách xuất bản quốc tế.
Thanh Hùng
PGS.TS Trần Diệp Tuấn thôi làm hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM. PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc được giao nhiệm vụ Quyền Hiệu trưởng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)