发布时间:2025-01-10 04:09:33 来源:Xổ số 88 作者:Nhận Định Bóng Đá
Trước đó,ìnhthànhnềntảngpháttriểnchínhquyềnđiệntửhướngtớichínhquyềnsốxếp hạng cúp c1 hôm 07/6/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa đã ban hành Kế hoạch số 1406/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 7/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Là một tỉnh miền núi, biên giới, công nghệ số bước đầu đã được ứng dụng khá rộng rãi trong xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm khoảng cách xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục và y tế. Một số ứng dụng số đã được triển khai trong lĩnh vực giáo dục và y tế như: Bài giảng điện tử, học trực tuyến, quản lý kết quả học tập học sinh, quản lý bệnh viện, quản lý khám chữa bệnh, quản lý thông tin tiêm chủng,…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 65% người dân sử dụng điện thoại thông minh. Đây là điều kiện cơ bản để người dân có thể tiếp cận các nền tảng, dịch vụ số. Tuy nhiên, tỉnh chưa thiết lập được các nền tảng số phục vụ người dân, phục vụ xã hội số để tạo môi trường số cho người dân tương tác với chính 16 quyền. Người dân tham gia sử dụng các dịch vụ số chủ yếu là tự phát, các nền tảng số sử dụng chủ yếu là các mạng xã hội, nền tảng mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, vẫn chưa hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh, người dân mới chỉ tiếp cận công nghệ số ở bước sơ khai, vẫn còn nhiều trở ngại trong hình thành xã hội số, nhất là việc thay đổi nhận thức và thói quen để thích ứng an toàn trên không gian số. Do vậy, để phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh, người dân cần được trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng để giao dịch, tương tác trên môi trường số. Từng bước hướng người dân vào một môi trường xã hội số, kinh tế số mà khởi đầu từ chính quyền số là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tiến trình chuyển đổi số của tỉnh. Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân còn khó khăn, cần tích cực triển khai mở rộng linh hoạt các hình thức thanh toán để người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thanh toán được tiền điện, nước và các dịch vụ thiết yếu khác như giáo dục, y tế thuận tiện hơn.
Mục tiêu của Đề án là xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân; thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Cao Bằng thuộc nhóm phát triển khá về chuyển đổ số.
Phấn đấu cơ bản đến năm 2025, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 65% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế-xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến và liên thông hệ thống kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Tối thiểu 60% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% UBND cấp xã; 100% UBND cấp xã được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình.
Xây dựng đô thị thông minh, hình thành nền tảng đô thị thông minh của tỉnh; ứng dụng hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển kinh tế số, thu hẹp khoảng cách số.
Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành lộ trình chuyển đổi số và hình thành chính quyền số với hệ thống dịch vụ số đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; kinh tế số đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xã hội số tiếp tục phát triển, đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ công nghệ số.
Hòa An
相关文章
随便看看